Tóm tắt tài liệu
Lý thuyết sóng ánh sáng bao gồm việc nhắc lại phần lý thuyết của chương sóng ánh sáng,trình bày một cách cô đọng kiến thức lý thuyết liên quan đến sự tán sắc, giao thoa và tính chất của các loại bức xạ, cũng như các công thức tính liên quan hay được sử dụng trong chương trình thi tốt nghiệp và đại học.
Lý thuyết sóng ánh sáng
Sự tán sắc ánh sáng.
a) Hiện tượng
– Khi chiếu ánh sáng trắng đi vào một lăng kính thì trên màn ta quan sát thấy một dài sáng liên tục Đỏ, Da cam, Vàng, Lục, Lam, Chàm, Tím trong đó tia đỏ lệch ít nhất, tia tím bị lệch nhiều nhất. Hiện tượng tán sắc là hiện tượng phân tích một chùm sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau.
Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng
a) Hiện tượng
Khi ánh sáng Mặt Trời chiếu qua một lỗ tròn trên tường vào trong một phòng kín thì ta thấy kích thước ảnh của lỗ tròn trên nền tối lớn hơn kích thước của lỗ tròn trên tường và khi kích thước của lỗ tròn trên tường càng nhỏ thì kích thước ảnh càng hơn so với kích thước ban đầu. Bản chất của hiện tượng trên chính là hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng.
b) Khái niệm:
Hiện tượng truyền sai lệch so với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản gọi là nhiễu xạ ánh sáng.
Quang phổ
Máy quang phổ
a) Khái niệm máy quang phổ
Máy quang phổ là dụng cụ dùng để phân tích một chùm ánh sáng phúc tạp thành những thành phần đơn sắc.
b) Cấu tạo: Máy quang phổ gồm 3 bộ phận chính. Ống chuẩn trực: có tác dụng tạo ra một chùm sáng song song chiếu vào lăng kính.
– Hệ tán sắc: gồm một lăng kính, có tác dụng tán sắc chùm sángsong song chiếu vào lăng kính.
– Buồng ảnh: có tác dụng cho ta biết màu sắc của ánh sáng cần phân tích cũng như thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
Quang phổ liên tục
a) Khái niệm:
Quang phổ liên tục là một dải sáng có màu biến đổi liên tục từ đỏ đến tím.
b) Nguồn phát:
Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng và khí có tỉ khối lớn khi bị nung nóng phát ra.
Tia hồng ngoại
a) Khái niệm:
Tia hồng ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng đỏ (λ > 0,75 μm). Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
b) Nguồn phát:
Tia hồng ngoại do các vật bị nung nóng phát ra, các vật ở nhệt độ thấp chỉ phát ra các tia hồng ngoại.
Ví dụ: cơ thể người, bóng đèn chiếu sáng …
Trong y học dùng đèn hồng ngoại để sưởi ấm cho bệnh nhân
Tia tử ngoại
a) Khái niệm:
Tia tử ngoại là những bức xạ không nhìn thấy được, có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng tím (λ < 0,40 μm).Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
b) Nguồn phát:
Mặt Trời, hồ quang điện và những vật nung nóng trên 30000C là các nguồn phát ra tia tử ngoại mạnh.
c) Đặc điểm:
Tia tử ngoại bị thủy tinh, nước hấp thụ mạnh nhưng có thể truyền được thạch anh.Tác dụng mạnh lên kính ảnh.Làm phát quang một số chất, ứng dụng trong đèn huỳnh quang.
Trắc nghiệm lý thuyết sóng ánh sáng
Câu 1:
Trong thí nghiệm thứ nhất của Niu-tơn, để tăng chiều dài của dải quang phổ, ta có thể:
A. thay lăng kính bằng một lăng kính to hơn.
B. đặt lăng kính ở độ lệch cực tiểu.
C. thay lăng kính bằng một lăng kính có chiết suất lớn hơn.
D. thay lăng kính bằng một lăng kính có góc chiết quang lớn hơn.
Cảm ơn các em đã xem và tải xuống lý thuyết sóng ánh sáng, bộ tài liệu này sẽ cung cấp kĩ năng giải bài tập qua một số bài có lời giải chi tiết, các dạng bài tập phù hợp với chương trình thi tốt nghiệp và đại học, giúp cá em nâng cao kỹ năng làm bài, có sự chuẩn bi kỹ năng cho kỳ thi quan trọng THPT Quốc gia.
Leave a Reply