Tóm tắt tài liệu
Vật lý 12 là một trong những môn khá quan trọng đối với các bạn học sinh. Sau khi hết cấp 3, các bạn vẫn sẽ tiếp tục học vật lý khi vào đại học. Để củng cố và nâng cao kiến thức vật lý cho các bạn thi tốt nghiệp và chuẩn bị cho đại học thì tôi xin gửi đến các bạn bộ trắc nghiệm lí thuyết vật lí 12. Mong rằng các bạn có thể củng cố kiến thức và vững tin bước vào cuộc thi tốt nghiệp một cách suôn sẻ.
Trắc nghiệm lí thuyết vật lí 12 có các phần
- Dao động điều hòa
- Sóng cơ học – âm học
- Dòng điện xoay chiều
- Các máy điện – truyền tải điện năng
- Tán sắc – giao thoa ánh sáng
- Lượng tử ánh sáng
- Phóng xạ – hạt nhân
Bài tập phân dạng vật lý 12 theo từng chương
Dao động điều hòa
Câu 1: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên
2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ (TS ĐH – 2007)
A. tăng 4 lần
B. giảm 2 lần
C. tăng 2 lần
D. giảm 4 lần
Câu 2: Chọn câu sai :
A. Vận tốc của vật dđộng điều hòa có giá trị cực đại khi qua VTCB
B. Lực phục hồi tác dụng lên vật dđđhòa luôn luôn hướng về VTCB
C. Lực phục hồi tác dụng lên vật dao động điều hòa biến thiên điều hòa cùng tần số với hệ. D. Khi qua VTCB , lực phục hồi có giá trị cực đại vì vận tốc cực đại
Câu 4: Phương trình dđđh của một vật có dạng x = Acos(ωt + π/2). Kết luận nào sau đây là sai:
A. Phương trình vận tốc là x = Aωcosωt
B. Động năng của vật là Wđ = 1⁄2 mω2sin2(ωt + φ)
C. Thế năng của vật là Wt = 1⁄2 mω2A2cos2(ωt + φ)
D. Cơ năng W = 1⁄2 mω2A2
Câu 5: Con lắc đơn gồm vật nặng khối lượng m treo vào sợi dây l tại nơi có gia tốc trọng trường g, dao động điều
hoà với chu kỳ T phụ thuộc vào
A. l và g.
B. m và l.
C. m và g .
D. m, l và g.
Câu 6: Con lắc đơn dao động điều hoà, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của
con lắc
A. tăng lên 2 lần.
B. giảm đi 2 lần.
C. tăng lên 4 lần
D. giảm đi 4 lần.
Câu 7: Chọn phát biểu đúng khi nói về dđộng cưỡng bức:
A. Tần số của dđ cbức là tấn số của ngoại lực tuần hoàn.
B. Tấn số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ.
C. Biên độ của dđộng cbức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn.
D. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn.
Câu 8: Chọn phát biếu sai khi nói về dao động tắt dần:
A. Ma sát, lực cản sinh công làm tiêu hao dần năng lượng của dao động.
B. Dao động có biên độ giảm dần do ma sát hoặc lực cản của môi trường tác dụng
C. Tần số của dao động càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài.
D. Lực cản và lực ma sát càng nhỏ thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài.
Sóng cơ học và âm học
Câu 1: Khi một sóng cơ học truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không thay đổi:
A. Vận tốc.
B. Tần số.
C. Bước sóng.
D. Năng lượng.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng ? Sóng dọc:
A. Chỉ truyền được trong chất rắn.
B. Truyền được trong chất rắn và chất lỏng và chất khí.
C. Truyền trong chất rắn, chất lỏng, chất khí và cả chân không.
D. Không truyền được trong chất rắn.
Câu 3: Hai sóng kết hợp là hai sóng:
A. Có chu kì bằng nhau
B. Có tần số gần bằng nhau
C. Có tần số bằng nhau và độ lệch pha không đổi
D. Có bước sóng bằng nhau
Câu 4: Để hai sóng giao thoa được với nhau thì chúng phải có:
A. Cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha.
B. Cùng tần số, cùng biên độ và hiệu pha không đổi theo thời gian.
C. Cùng tần số và cùng pha.
D. Cùng tần số và hiệu pha không đổi theo thời gian.
Câu 5: Sóng dừng là:
A. Sóng không lan truyền nữa do bị một vật cản chặn lại.
B. Sóng được tạo thành giữa hai điểm cố định trong môi trường.
C. Sóng được tạo thành do sự giao thoa giữa hai sóng kết hợp truyền ngược nhau trên cùng phương truyền sóng.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 6: Điều kiện để có sóng dừng trên dây khi một đầu dây cố định và đầu còn lại tự do là :
A. l = kλ
B. l =k λ/2
C. l = (2k + 1)λ/2
D. l = (2k + 1) λ /4
Dòng điện xoay chiều
Câu 1: Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất. Dòng điện xoay chiều qua điện trở thuần biến thiên điều hoà cùng
pha với điện áp giữa hai đầu điện trở
A. trong trường hợp mạch RLC xảy ra cộng hưởng điện.
B. trong trường hợp mạch chỉ chứa điện trở thuần R.
C. trong trường hợp mạch RLC không xảy ra cộng hưởng điện.
D. trong mọi trường hợp.
Câu 2: Chọn câu trả lời sai. Trong mạch điện x chiều không phân nhánh RLC. Khi hiện tượng cộng hưởng xảy ra
thì:
A. U= UR
B. ZL=ZC
C. UL=UC=0
D. Công suất tiêu thụ trong mạch lớn nhất.
Câu 3:.Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính cảm kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều
thì hệ số công suất của mạch
A. không thay đổi.
B. tăng.
C. giảm.
D. bằng 1.
Câu 4:.Mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp đang có tính dung kháng, khi tăng tần số của dòng điện xoay chiều
thì hệ số công suất của mạch
A. không thay đổi.
B. tăng.
C. giảm.
D. bằng 0.
Câu 5: Chọn phát biểu đúng khi nói về mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn dây thuần cảm
A. Cảm kháng của cuộn dây tỉ lệ với điện áp đặt vào nó.
B. Điện áp giữa hai đầu cuộn dây thuần cảm kháng chậm pha hơn dòng điện một góc 90
C. Điện ápgiữa hai đầu cuộn dây thuần cảm kháng nhanh pha hơn dòng điện một góc π/2.
D. Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều qua cuộn dây được tính bằng công thức I = U.L.ω
Các máy điện – truyền tải điện năng
Câu 1: Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoaychiều một pha dựa vào
A. hiện tượng tự cảm.
B. hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. khung dây quay trong điện trường.
D. khung dây chuyển động trong từ trường.
Câu 2: Người ta thường dùng dụng cụ nào sau đây để chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều?
A. Trandito bán dẫn.
B. Điôt bán dẫn.
C. Triăc bán dẫn.
D. Thiristo bán dẫn.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng? Nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha
A. chỉ dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
B. chỉ dựa trên hiện tượng tự cảm.
C. dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ và lực từ tác dụng lên dòng điện.
D. dựa trên hiện tượng tự cảm và lực từ tác dụng lên dòng điện.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng? Người ta có thể tạo ra từ trường quay bằng cách cho
A. nam châm vĩnh cửu hình chữ U quay đều quanh trục đối xứng của nó.
B. dòng điện xoay chiều chạy qua nam châm điện.
C. dòng điện xoay chiều một pha chạy qua ba cuộn dây của stato của động cơ không đồng bộ ba pha
D. dòng điện một chiều chạy qua nam châm điện. Câu 32: Phát biểu nào là đúng? Cảm ứng từ do cả ba cuộn
Câu 5: Máy biến áp là một thiết bị có thể:
A. Biến đổi điện áp của một dòng điện xoay chiều.
B. Biến đổi điện áp của một dòng điện không đổi.
C. Biến đổi điện áp của một dòng điện xoay chiều hay của dòng điện không đổi.
D. Biến đổi công suất của một dòng điện không đổi.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng của mạch dao động điện từ LC có điệntrở thuần không
đáng kể? (TNPT – 2007)
A. Năng lượng điện từ của mạch dao động biến đổi tuần hoàn theo thời gian.
B. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng từ trường cực đại ở cuộn cảm.
C. Năng lượng điện trường và năng lượng từ trường cùng biến thiên tuần hoàn theo một tần số chung.
D. Năng lượng điện từ của mạch dao động bằng năng lượng điện trường cực đại ở tụ điện.
Tán sắc – giao thoa ánh sáng
Câu 1: Chọn câu trả lời đúng : Khi một chùm sáng đi từ một môi trường này sang một môi trường khác đại lượng
không bao giờ thay đổi là :
A. Chiều của nó
B. Vận tốc
C. Tần số
D. Bước sóng
Câu 2:Quang phổ gồm 1 dải màu từ đỏ đến tím là :
A. Quang phổ liên tục
B. Quang phổ vạch hấp thụ
C. Quang phổ đám
D. Quang phổ vạch phát ra
Câu 3: Quang phổ vạch thu được khi chất phát sáng ở trạng thái :
A. Rắn
B. Lỏng
C. Khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp
D. Khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất cao
Câu 4: Ánh sáng trắng qua lăng kính thủy tinh bị tán sắc, ánh sáng màu đỏ bị lệch ít hơn ánh sáng màu tím, đó là
vì:
A. Ánh sáng trắng bao gồm vô số ánh sáng màu đơn sắc có một số tần số khác nhau và do chiết suất
của thủy tinh đối với sóng ánh sáng có tấn số nhỏ thì nhỏhơn so với sóng ánh sáng có tần số lớn hơn.
B. Vận tốc ánh sáng đỏ trong thủy tinh lớn hơn so với ánh sáng tím.
C. Tần số của ánh sáng đỏ lớn hơn tần số của ánh sáng tím.
D. Chiết suất của thủy tinh đối với ánh sáng đỏ nhỏ hơn ánh sáng tím.
Lượng tử ánh sáng
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng? Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng:
A. bứt electron ra khỏi bề mặt kim loại khi chiếu vào kim loại ánh sáng có bước sóng thích hợp
B. electron bị bắn ra khỏi kim loại khi kim loại bị đốt nóng
C. electron liên kết được giải phóng thành electron dẫn khi chất bán dẫn được chiếu bằng bức xạ thích hợp.
D. điện trở của vật dẫn kim loại tăng lên khi chiếu ánh sáng vào kim loại.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Quang trở là một linh kiện bán dẫn hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài.
B. Quang trở là một linh kiện bán dẫn hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong.
C. Điện trở của quang trở tăng nhanh khi quang trở được chiếu sáng.
D. Điện trở của quang trở không đổi khi quang trở được chiếu sáng bằng ánh sáng có bước sóng ngắn. Phát ra một phôtôn.
Câu 3: Mẫu nguyên tử Bo khác mẫu nguyên tử Rudơpho ở điểm nào sau dưới đây
A. Hình dạng quỹ đạo của các electrôn
B. Lực tương tác giữa hạt nhân nguyên tử và êlectrôn
C. Trạng thái dừng là trạng thái có năng lượng ổn định
D. Mô hình nguyên tử có hạt nhân
Câu 4: Tiên đề về bức xạ và hấp thụ năng lượng của nguyên tử có nội dung là
A. nguyên tử hấp thụ photon, thì chuyển trạng thái dừng
B. nguyên tử bức xạ phô tôn thì chuyển trạng thái dừng
C. mỗi khi chuyển trạng thái dừng, nguyên tử bức xạ hoặc hấp thụphoton có năng lượng đúng bằng
độ chênh lệch năng lượng giữa hai trạng thái đó
D. nguyên tử hấp thụ ánh sáng nào, thì sẽ phát ra ánh sáng đó
Phóng xạ – hạt nhân
Câu 1: Tính chất nào liên quan đến hạt nhân nguyên tử và phản ứng hạt nhân là không đúng?
A. Hạt nhân có năng lượng liên kết càng lớn thì càng bền vững
B. Một phản ứng hạt nhân trong đó các hạt sinh ra có tổng khối lượng bé hơn các hạt ban đầu, nghĩa là bền vững
hơn, là phản ứng toả năng lượng.
C. Một phản ứng hạt nhân sinh ra các hạt có tổng khối lượng lớn hơn các hạt ban đầu, nghĩa là kém bền vững hơn,
là phản ứng thu năng lượng.
D. Phản ứng kết hợp giữa hai hạt nhân nhẹ như hydrô, hêli,……thành một hạt nhân nặng hơn gọi là
phản ứng nhiệt hạch
Câu 2: Nhận xét nào về phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch là không đúng?
A. Sự phân hạch là hiện tượng một hạt nhân nặng hấp thụ một nơtron rồi vỡ thành hai hạt nhân trung bình cùng với
2 hoặc 3 nơtron.
B. Phản ứng nhiệt hạch chỉ xảy ra ở nhiệt độ rất cao.
C. Bom khinh khí được thực hiện bởi phản ứng phân hạch.
D. Con người chỉ thực hiện được phản ứng nhiệt hạch dưới dạng không kiểm soát được
Câu 3: Khẳng định nào liên quan đến phản ứng phân hạch là đúng?
A. Nếu s > 1 thì hệ thống gọi là vượt hạn, không khống chế được phản ứng dây chuyền, trường hợp này được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử.
B. Nếu s = 1 thì hệ thống gọi là tới hạn, phản ứng dây chuyền vẫn tiếp diễn, nhưng không tăng vọt, năng lượng toả ra không đổi và có thể kiểm soát được
C. Nếu s < 1 thì hệ thống gọi là dưới hạn, phản ứng dây chuyền không xảy ra
D. Tất cả đều đúng.
Câu 4: Chọn câu đúng. Có thể thay đổi hằng số phóng xạ λ của đồng vị phóng xạ bằng cách nào
A. Đặt nguồn phóng xạ vào trong điện trường mạnh
B. Đặt nguồn phóng xạ vào trong từ trường mạnh
C. Đốt nóng nguồn phóng xạ đó
D. Chưa có cách nào có thể thay đổi hằng số phóng xạ
Trên đây là một số nhỏ các bài tập trắc nghiệm trong bộ trắc nghiệm lí thuyết vật lí 12. những câu trắc nghiệm trên đều có đáp án trong bộ tài liệu, các bạn có thể so sánh kết quả của mình với đáp án trong bộ tài liệu. Chúc các bạn sẽ học tốt môn vật lí 12 này.
Leave a Reply