Tóm tắt tài liệu
Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn tài liệu tuyển tập bài tập trắc nghiệm Toán 10 học kì 2 có đáp án do chúng tôi sưu tập , tài liệu gồm 38 trang với các bài toán được sắp xếp theo từng nội dung bài học tương ứng với sách giáo khoa, bao gồm cả Đại số 10 và Hình học 10, trong mỗi đơn vị bài học, các bài toán tiếp tục được phân loại theo 4 mức độ nhận thức: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, ngoài ra, tác giả còn cung cấp đáp án để hỗ trợ tối đa học sinh trong quá trình sử dụng tài liệu.
Trắc nghiệm toán 10 học kì 2
Dưới đây là 1 số câu hỏi ví dụ minh họa, các bạn có thể xem hết toàn bộ câu hỏi trong đề thi.
Bài 1: Bất đẳng thức
Câu 1 : Nếu a>b và c> d thì bất đẳng thức nào sau đây luôn đúng?
A. ac>bd
B. a-c> b-d
C. a-d>b-c
D. –ac>- bd .
Câu 2. Nếu m > 0, n < 0 thì bất đẳng thức nào sau đây luôn đúng?
A. m>-n
B. n-m<0
C. -m>-n
D. m-n < 0 .
Câu 3. Nếu a b , và c là các số bất kì và a>b thì bất đẳng nào sau đây đúng?
A. ac>bc
B. a2< b2
C. a+c>b+c
D. c-a>c-b.
Bài 2: Bất phương trình, hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn
Câu 1: Số x=3 là nghiệm của bất phương trình nào sau đây?
A. 5-x<1 .
B. 3x+1<4
C. 4x-11>x
D. 2x-1>3 .
Câu 2: Tập hợp các giá trị của m để bất phương trình (m2-m)x<m vô nghiệm là
A. (0;1)
B. {0}
C. {0;1}
D. {1}.
Câu 3: Phương trình (m2+1)x2- x- 2m+3=0 có hai nghiệm trái dấu khi và chỉ khi
A.m>2/3
B. m<3/2
C. m>3/2
D. m >-3/2
Bài 3: Dấu của nhị thức bậc nhất
Câu 1: Nhị thức nào sau đây nhận giá trị âm với mọi x nhỏ hơn 2 ?
A. f(x)=3x+6
B. f(x)=6 – 3x
C. f(x)=4 – 3x
D. f(x)=3 – 6x
Câu 2: Xét các mệnh đề sau:
(I) Nghiệm của bất phương trình –3x+1<0 là x> 1/3.
(II) Nhị thức –3x+1 có dấu dương khi và chỉ khi x>1/3
(III)Nhị thức –3x+1 có dấu âm dương khi và chỉ khi x>1/3
(IV)Nghiệm của nhị thức 3x –1 là x=1/3
Trong các mệnh đề trên, có bao nhiêu mệnh đề đúng ?
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Bài 4: Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Câu 1: Cặp số (1; –1) là nghiệm của bất phương trình nào sau đây ?
A. x+y– 3>0
B. – x–y< 0
C. x+3y+1<0
D. –x –3y –1<0.
Câu 2: Cặp số nào sau đây là nghiệm của bất phương trình –2(x-y) +y> 3 ?
A. (4; –4)
B. (2;1)
C. (–1;–2)
D. (4;4)
Bài 5: Dấu tam thức bậc hai. bất phương trình bậc hai
Câu 1: Tập nghiệm của bất phương trình x2+4x+4>0 là:
A. (2;+)
B.R
C. R\{-2}
D. R \{ 2 }
Câu 2: Mệnh đề nào sau đây là mệnh đề đúng ?
A. Nếu a2 >0 thì a > 0 .
B. Nếu a2> a thì a > 0 .
C. Nếu a2> a thì a < 0 .
D. Nếu a < 0 thì a2> a .
Bài 6: Phương trình đường thẳng
Câu 1: Hai vectơ u và v được gọi là cùng phương khi và chỉ khi?
A. giá chúng trùng với nhau.
B. tồn tại một số k sao cho u=kv.
C. hai vectơ vuông góc với nhau.
D. góc giữa hai vectơ là góc nhọn.
Câu 2: Hai vectơ chỉ phương và vectơ pháp tuyến của một đường thẳng
A. Song song với nhau.
B. Vuông góc vơí nhau.
C. Trùng nhau.
D. Bằng nhau.
Bài 7: Phương trình đường tròn
Câu 1: Hãy chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống. Phương trình (x-a)2 +(y-b)2 = R2 được gọi là phương trình đường tròn tâm …
A. I (-a;-b ).
B. I(-a;b) bán kính R.
C. I (a;b) bán kính R.
D. I (a;-b) bán kính R.
Bài 8: Phương trình đường elip
Câu 1: Hãy chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống (1) . Cho hai điểm cố định F1,F2 và một độ dài không đổi 2a lớn hơn F1.F2. Elip là tập hợp các điểm M trong mặt phẳng sao cho.. (1) … Các điểm F1 và F2 gọi là các tiêu điểm của elip. Độ dài F1.F2=2c gọi là tiêu cự của elip.
A. F1.M+F2.M>2a 1 2.
B. F1.M+F2.M<2a.
C. F1.M+F2.M=2a1.
D. F1.M+F2.M=2c.
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong bộ đề trắc nghiệm toán 10 học kì 2. Để đạt kết quả cao nhất trong các kì thi trên trường thì ngoài việc nắm vững kiến thức. Một yếu tố khá quan trọng khác đó là luyện giải đề thật nhiều để tìm thấy những khuyết điểm trong kiến thức của mình để rút kinh nghiệm cho các bài kiểm tra sau nhằm đạt được 1 kết quả mong muốn nhé các bạn.
Leave a Reply