Tóm tắt tài liệu
Lực hấp dẫn định luật vạn vật hấp dẫn bao gồm những câu hỏi lý thuyết và bài tập dưới dạng trắc nghiệm về chương lực hấp dẫn khá đầy đủ và bao quát các dạng bài. Phần tài liệu này sẽ giúp các em hiểu rõ bản chất, nâng cao kỹ năng khi làm bài, biết vận dụng kiến thức để làm các bài cơ bạn, từ đó có thể nâng tầm lên các câu khó, mức độ phân hóa cao.
Bài tập trắc nghiệm về lực hấp dẫn định luật vạn vật hấp dẫn
Câu 1
Hai tàu thuỷ có khối lượng 50.000 tấn ở cách nhau 1 km. Lực hấp dẫn giữa chúng là
A. 0,167.10^-9 N.
B. 0,167.10^-3 N.
C. 0,167 N.
D. 1,7 N.
Câu 2
Hai quả cầu bằng chì mỗi quả có khối lượng 45 kg, bán kính 10 cm. Lực hấp dẫn giữa
chúng có thể đạt giá trị lớn nhất là
A. 1,35.10^-5 N.
B. 1,35.10^-7 N.
C. 3,38.10^-5 N.
D. 3,38.10^-6 N.
Câu 3
Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao 3200 m và ở độ cao 3200 km so với mặt đất. cho biết bán kính của trái đất là 6400 km và gia tốc rơi tự do ở mặt đất là 9,8 m/s2
A. 9,79 m/s2, 4,36 m/s2
B. 9,79 m/s2; 6,53 m/s2
C. 14,7 m/s2; 9,8 m/s2
D. 9,8 m/s2; 14,7 m/s2
Câu 4
Trái đất (TĐ) hút mặt trăng (MT) một lực bằng bao nhiêu biết khoảng cách giữa MT và TĐ là 38.107 m, khối lượng của MT là 7,37.1022 kg, và khối lượng TĐ là 6,0.1024 kg, G =6,67.10-11 Nm2/kg2
.A. 1,02.10^20 N. B. 2,04.10^20 N. C. 2,04.10^22 N. D. 1,02.10^10 N.
Câu 5
Coi cả trái đất và mặt trăng đều có dạng hình cầu với khối lượng riêng bằng nhau. Bán kính trái đất là R = 6400 km, G = 6,67.10-11 Nm2/kg2. Biết trọng lượng của một vật trên mặt trăng bị giảm 6 lần so với trọng lượng của nó trên mặt đất. Tính bán kính mặt trăng ?
A. 1067 km. B. 2613 km. C. 2133 km. D. 3200 km.
Câu 6
Một con tàu vũ trụ bay thẳng hướng từ trái đất (TĐ) tới mặt trăng (MT). Hỏi khi con tàu ở cách tâm TĐ một khoảng cách bằng bao nhiêu lần bán kính trái đất thì lực hút của TĐ và của MT lên con tàu cân bằng nhau. Biết khoảng cách từ tâm TĐ đến tâm MT gấp 60 lầnbán kính TĐ và khối lượng của mặt trăng nhỏ hơn khối lượng trái đất 81 lần, G = 6,67.10-11Nm2/kg2
A. 57R. B. 6R. C. 13,5R. D. 54R.
Câu 7
Trái Đất (TĐ) có khối lượng 6.1024 kg, Mặt Trăng (MT) có khối lượng 7,2.1022 kg. Bán kính quĩ đạo của Mặt Trăng là R = 3,84.108 m. Cho G = 6,67.10–11 Nm2/kg2. Trên đường thẳng nối tâm của TĐ và MT, vật cách TĐ bao xa thì bị hút về phía TĐ và MT với những lực bằng nhau ?
A. 1,64.108 m. B. 2.36.108 m. C. 4,36.108 m. D. 3,46.108 m.
Câu 8
Cho bán kính Trái Đất 6400 km và gia tốc rơi tự do ở sát mặt đất bằng 9,81 m/s2. Cho G = 6,67.10–11 Nm2/kg2. Tính gia tốc rơi tự do ở độ cao bằng 1/4 bán kính Trái Đất.
A. 2,45 m/s2
B. 6,28 m/s2
C. 7,85 m/s2
D. 12,26 m/s2
Câu 9
Một vật khối lượng 1 kg, ở trên mặt đất có trọng lượng 10 N. Khi chuyển động tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R (R là bán kính Trái Đất) thì nó có trọng lượng là
A. 1 N. B. 5 N. C. 2,5 N. D. 10 N.
Câu 10
Hai xe tải giống nhau, mỗi xe có khối lượng 2.10^4 kg, ở cách xa nhau 40 m. Hỏi lực hấp dẫn giữa chúng bằng bao nhiêu lần trọng lượng của mỗi xe? (Biết g = 9,8 m/s2)
A. 34. 10^-10
B. 34. 10^-8
C. 8,5. 10^-11
D. 85. 10^-8
Đáp án bài tập lực hấp dẫn và định luật vạn vật hấp dẫn
Cảm ơn các em đã xem và tải về một số bài tập lực hấp dẫn định luật vạn vật hấp dẫn, chương trình vật lý lớp 10 cơ bản là không quá khó để các em nắm vững kiến thức của từng chương từng dạng, và để vươn cao hơn nữa yếu tố chăm chỉ, cần cù là rất cần có với mỗi chúng ta. Đó là sự chăm chỉ học hiểu lý thuyết, chăm chỉ làm bài tập trong sách để nắm bắt bài mới, và chăm chỉ tìm tòi các bài tập mới qua mạng. Tài liệu này chính là sự “chăm chỉ thứ ba”, và chúng tôi mong rằng nó sẽ giúp ích rất nhiều đối với các em. Chúc các em học tốt!
Leave a Reply