Tóm tắt tài liệu
Kì thi học sinh giỏi là một trong những kì thi quan trọng đối với mỗi học sinh. Nhằm giúp các em chuẩn bị cho kì thi này, chúng tôi xin gửi đến các em bộ đề thi học sinh giỏi Vật lý 10 cấp tỉnh, nội dung của bộ đề thi giúp các em kiểm tra lại, bồi dưỡng, đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn.
Đề thi học sinh giỏi Vật lý 10 cấp tỉnh
– SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
– SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
Cấu trúc đề thi
Mỗi đề thi sẽ bao gồm tự 4 đến 6 câu hỏi tự luận
Trích đoạn câu hỏi có trong đề thi
Câu 1: Một xilanh đặt nằm ngang, hai đầu kín, có thể tích 2V0 và chứa khí lí tưởng ở áp suất p0. Khí trong xilanh được chia thành hai phần bằng nhau nhờ một pit-tông mỏng, cách nhiệt có khối lượng m. Chiều dài của xilanh là 2l. Ban đầu khí trong xilanh có nhiệt độ là T0, pit-tông có thể chuyển động không ma sát dọc theo xi lanh.
a. Nung nóng chậm một phần khí trong xilanh để nhiệt độ tăng thêm đentaT và làm lạnh chậm phần còn lại để nhiệt độ giảm đi đentaT. Hỏi pit-tông dịch chuyển một đoạn bằng bao nhiêu khi có cân bằng?
b. Đưa hệ về trạng thái ban đầu (có áp suất p0, nhiệt độ T0). Cho xilanh chuyển động nhanh dần đều theo phương ngang dọc theo trục của xi lanh với gia tốc a thì thấy pit-tông dịch chuyển một đoạn x so với vị trí cân bằng ban đầu. Tìm gia tốc a. Coi nhiệt độ không đổi khi pit-tông di chuyển và khí phân bố đều
Câu 2: Ba quả cầu có cùng bán kính, khối lượng khác nhau, được buộc vào các sợi dây có chiều dài giống nhau và tiếp xúc với nhau (hình 4). Quả cầu m1 được kéo lệch lên đến độ cao H rồi thả ra. Cho rằng các quả cầu va chạm hoàn toàn đàn hồi xuyên tâm. Sau va chạm giữa quả cầu thứ nhất với quả cầu thứ hai và giữa quả cầu thứ hai với quả cầu thứ ba thì cả ba quả cầu có cùng động lượng.
1. Tìm mối liên hệ của m2 và của m3 theo m1.
2. Tìm độ cao cực đại của các quả cầu 1 và 2 theo H.
Câu 3: Quả cầu nhỏ ( được xem là chất điểm) có khối lượng m = 500 gam được treo vào điểm cố định 0 bằng dây treo mảnh, nhẹ, có chiều dài L = 1,0 m. Kéo quả cầu tới vị trí dây treo tạo với phương thẳng đứng góc rồi buông nhẹ. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua mọi ma sát
1) Cho a = 90 độ . Hãy xác định lực căng dây, vận tốc và gia tốc của quả cầu khi nó đi qua vị trí mà dây treo tạo với phương thẳng đứng góc a = 30 độ.
2) Khi quả cầu qua vị trí cân bằng, dây treo vướng đinh ở điểm I cách 0 một khoảng b = 0,7m. Xác định góc a để quả cầu thực hiện được chuyển động tròn trong mặt phẳng thẳng đứng quanh I
Câu 4: Một vật dạng bán cầu, bán kính R được đặt trên mặt phẳng nằm ngang. Trên đỉnh bán cầu có đặt một vật nhỏ khối lượng m (xem hình 1).Vật m bắt đầu trượt xuống với vận tốc ban đầu không đáng kể. Bỏ qua ma sát giữa vật m và bán cầu. Tìm vị trí vật m bắt đầu rời khỏi bán cầu trong hai trường hợp:
1) Bán cầu được giữ cố định.
2) Bán cầu có khối lượng M = m và có thể trượt không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang.
Câu 5: Một ống hình trụ thẳng đứng có thể tích V. Ở phía dưới pít tông khối lượng m, diện tích S, có một lượng khí lý tưởng đơn nguyên tử ở nhiệt độ T0. Pít tông ở vị trí cân bằng chia ống thành hai nửa bằng nhau. Người ta đun nóng khí từ từ đến khi nhiệt độ khí là 4T0. Ở phía trên có làm hai vấu để pít tông không bật ra khỏi ống.Hỏi khí trong ống đã nhận được một nhiệt lượng là bao nhiêu? Bỏ qua bề dày pít tông và ma sát giữa pít tông và thành ống. Cho áp suất khí quyển bên ngoài là P0 và nội năng của một mol khí lý tưởng đơng nguyên tử được tính theo công thức U= 3/ 2RT
Đáp án đề thi học sinh giỏi vật lý 10 cấp tỉnh
Trên đây là bộ đề thi học sinh giỏi vật lý 10 cấp tỉnh mà chúng tôi đem đến cho các bạn. Chúng tôi hi vọng với bộ đề của chúng tôi, sẽ giúp các bạn ôn luyện dễ dàng để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Hơn nữa bộ đề của chúng tôi có thêm cả phần đáp án rất chi tiết, các bạn có thể dùng để so sánh với kết quả của mình để biết mình sai ở đâu cũng như rút kinh nghiệm cho các bài tiếp theo.
Leave a Reply