Tóm tắt tài liệu
Nhằm chuẩn bị cho các bạn một lượng kiến thức vững chắc, ôn luyện các dạng bài tập để chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi với bộ môn Vật lý 10, chúng tôi xin gửi đến các bạn bộ đề thi hsg Vật lý 10. Chúng tôi hi vong với bộ tài liệu này sẽ giúp các bạn có thể ôn tập một cách dễ dàng và hiệu quả
Danh sách đề thi hsg Vật lý 10
– Trường THPT Nghi Lộc 2
– TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1
– SỞ GD & ĐT HÀ TĨNH
– TRƯỜNG THPT SỐ 3 VĂN BÀN
Cấu trúc đề thi
Mỗi đề thi sẽ bao gồm tự 4 đến 6 câu hỏi tự luận.
Trích đoạn đề thi hsg vật lý
(Hình vẽ có chi tiết trong tài liệu)
Câu 1: Tìm gia tốc của thanh A và nêm B trong hệ được bố trí như hình vẽ, nếu tỉ số khối lượng của nêm B đối với thanh A là 2, góc a= 30 độ và bỏ qua mọi ma sát. Cho gia tốc rơi tự do g= 10 m/s2
Câu 2: Một thang máy xuất phát chuyển động thẳng đứng lên trên với gia tốc 2m/s2. Sau khi thang máy chuyển động được 1s thì từ trần thang máy có một vật rơi xuống. Trần thang máy cách sàn thang máy là h = 2m. Tính thời gian rơi của vật?
Câu 3: Vật A có trọng lượng 40N, vật B có trọng lượng 20N, vật B được nối vào tường nhờ một sợi dây hợp với phương ngang góc 30 độ như hình vẽ bên. Hệ số ma sát giữa vật A và B cũng như giữa vật A với đất đều bằng 0,4. Xác định lực F nằm ngang cần phải tác dụng lên vật A kéo nó để nó chuyển động đều sang bên phải.
Câu 4: Trên mặt phẳng ngang không ma sát, có một chiếc xe nhỏ khối lượng m1=20kg. Nhờ một sợi dây không giãn xe nhỏ này kéo một xe lăn khối lượng m2=25kg. Trên xe lăn có một vật nhỏ khối lượng m3=20kg. Hệ số ma sát giữa vật và xe là 0,2. Ban đầu xe đứng yên dây nối chưa bị căng như hình vẽ. Truyền cho xe nhỏ chuyển động với vận tốc v0=3m/s sang bên phải (Xe nhỏ không có động cơ).
a. Tính vận tốc sau cùng của hệ
b. Khi dây nối vừa bị căng thì hệ có vận tốc bao nhiêu?
c. Tính quãng đường vật nhỏ trượt được trên xe lăn (Coi xe lăn đủ dài để vật không rời khỏi xe).
Câu 5: Một người lái đoàn tàu lửa chở khách chạy với vận tốc 108 km/h phát hiện thấy ở khoảng cách phía trước 108 m một đoàn tàu chở hàng ngang chạy cùng chiều với vận tốc không đổi 32,4 km/h. Ngay lập tức người lái tàu khách hãm phanh, đoàn tàu bắt đầu chuyển động chậm dần đều với gia tốc có độ lớn 1,2m/s2. Hỏi hai đoàn tàu có va chạm vào nhau không?
Câu 6: Cho con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng M = 200g và lò xo có khối lượng không đáng kể có độ cứng k= 100N/m. Con lắc được đặt trên mặt phẳng nghiêng với góc nghiêng α = 30 độ so với mặt phẳng ngang (hình 2). Bỏ qua ma sát giữa vật M và mặt phẳng nghiêng. đưa vật M đến vị trí lò xo dãn 6cm rồi thả không vận tốc đầu, vật dao động điều hoà. Lấy g = 10m/s2.
a) Viết phương trình dao động của vật. Chọn t = 0 lúc thả vật, gốc toạ độ ở vị trí cân bằng và chiều dương từ đỉnh đến chân mặt phẳng nghiêng.
b) Đặt một vật có khối lượng m = 50g trên vật khối lượng M, hệ số ma sát giữa m và M là µ = căn( 3)/ 2. Kéo hệ lệch khỏi vị trí cân bằng một đoạn nhỏ rồi buông tay cho dao động điều hoà. Hỏi hệ phải dao động với biên độ như thế nào để vật m không trượt ra khỏi M khi dao động.
Câu 7: Một khí cầu đang bay lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc không đổi bằng 4m/s, khi khí cầu ở độ cao h = 19,2m so với mặt đất người ta thả nhẹ nhàng một vật nặng. Bỏ qua lực cản, lấy g = 10m/s2 và coi vận tốc của khí cầu không đổi sau khi thả vật.
a. Xác định khoảng cách giữa vật và khí cầu sau 1s kể từ lúc thả vật.
b. Sau bao lâu thì vật nặng chạm đất
Đáp án đề thi
Trên đây là bộ đề thi hsg vật lý 10 mà chúng tôi đem đến cho các bạn. Chúng tôi hi vọng với bộ đề của chúng tôi, sẽ giúp các bạn ôn luyện dễ dàng để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Hơn nữa bộ đề của chúng tôi có thêm cả phần đáp án rất chi tiết, các bạn có thể dùng để so sánh với kết quả của mình để biết mình sai ở đâu cũng như rút kinh nghiệm cho các bài tiếp theo.
Leave a Reply