Tóm tắt tài liệu
Giá trị lượng giác của một cung là một chuyên đề khởi động trong chương góc và cung lượng giác toán đại số lớp 10. Tài liệu này sẽ giới thiệu đến các em một số vấn đề lý thuyết cũng như rất nhiều câu hỏi trắc nghiệm có đáp áp. Xu thế toán trắc nghiệm ngày càng được chú trọng, do đó bộ tài liệu dưới đây là thật sự rất cần thiết cho các em nếu các em chưa vững phần này. Bộ tài liệu có đáp án trắc nghiệm chi tiết, nếu gặp thắc mắc có thể để lại bình luận xuống phía dưới các em nhé. Chúc các em học tốt.
Lý thuyết giá trị lượng giác của một cung
Để tìm hiểu thêm về giá trị của các cung lượng giác, các em bắt buộc phải nắm vững một số kiến thức về các chủ đề sau:
- Định nghĩa, ý nghĩa của các hàm số lượng giác trên vòn tròn lượng giác: sin; cos; tan; cot.
- Các hằng đẳng thức lượng giác cơ bản
- Giá trị lượng giác của các cung đối nhau
- Giá trị lượng giác của các cung phụ nhau
- Giá trị lượng giác của các cung hơn kém nhau Pi
- Giá trị lượng giác của các cung hơn kém nhau pi/2
- Các bất đẳng thức lượng giác cơ bản về các hàm số đặc trưng
Bài viết này sẽ không trình bày chi tiết các vấn đề này, các em có thể tham khảo các vấn đề này ở một bài viết đã được đăng tải trước đó về công thức lượng giác.
Bài tập trắc nghiệm giá trị lượng giác của một cung
Cung và góc lượng giác
Câu 1: Trên đường tròn tùy ý, cung có số đo 1 radian là:
A. Cung có độ dài bằng 1
B. Cung có độ dài bằng bán kính
C. Cung có độ dài bằng đường kính
D. Cung tương ứng với góc ở tâm là 60 độ
Câu 2: Kết quả nào dưới đây là đúng:
A. \[1rad={{1}^{0}}\]
B. \[1rad={{\left( \frac{180}{\pi } \right)}^{0}}\]
C. \[1rad={{180}^{0}}\]
D. \[1rad={{60}^{0}}\]
Câu 3: Kết quả nào dưới đây là đúng?
A. \[\pi rad={{1}^{0}}\]
B. \[\pi rad={{180}^{0}}\]
C. \[\pi rad={{60}^{0}}\]
D. \[\pi rad={{\left( \frac{180}{\pi } \right)}^{0}}\]
Câu 4: Trên đường tròn có bán kính r = 5, độ dài cung có số đo bằng pi / 8 là?
A. \[l=\frac{\pi }{8}\]
B. \[l=\frac{5\pi }{8}\]
C. \[l=\frac{5\pi }{4}\]
D. \[l=\frac{5}{16}\]
Câu 5: Trên đường tròn có bán kính r = 15, độ dài cung có số đo 50 độ là?
A. \[l=750\]
B. \[l=\frac{25\pi }{6}\]
C. \[l=\frac{15\pi }{180}\]
D. \[l=15.\frac{180}{\pi }.50\]
Câu 6: Trên đường tròn lượng giác, khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Cung lượng giác có điểm đầu A và điểm cuối B chỉ có một số đo.
B. Cung lượng giác có điểm đầu A và điểm cuối B chỉ có hai số đo sao cho tổng của chúng bằng 2 pi
C. Cung lượng giác có điểm đầu A và điểm cuối B chỉ có hai số đo hơn kém nhau pi
D. Cung lượng giác có điểm đầu A và điểm cuối B có vô số đo sai khác nhau 2 pi
Câu 7: Trên đường tròn lượng giác với điểm gốc A, cung AN có điểm đầu A điểm cuối N …
A. chỉ có một số đo
B. cung có đúng hai số đo
C. Có đúng bốn số đo
D. Có vô số các số đo
Câu 8: Trên đường tròn lượng giác với điểm gốc là A, cung AN có điểm đầu là A và điểm cuối là N
A. chỉ có một số đo
B. có đúng hai số đo
C. có đúng bốn số đo
D. có vô số số đo
Câu 9: Lục giác ABCDEF nội tiếp đường tròn lượng giác có điểm gốc là A, các đỉnh ấy theo thứ tự và các điểm B,C có tung độ dương. Khi đó số đo của góc lượng giác (OA,OC) bằng:
A. \[{{120}^{0}}\]
B. \[-{{240}^{0}}\] hoặc \[{{120}^{0}}\]
C. \[-{{240}^{0}}\]
D. \[{{120}^{0}}+k{{.360}^{0}}\]
Câu 10: Trên đường tròn lượng giác có điểm gốc là A, điểm M thuộc đường tròn sao cho cung lượng giác AM có số đo là 45 độ. Gọi N là điểm đối xứng với M qua trục Ox, thì số đo của cung lượng giác AN bằng.
A. \[{{120}^{0}}\]
B. \[-{{240}^{0}}\] hoặc \[{{120}^{0}}\]
C. \[-{{240}^{0}}\]
D. \[{{120}^{0}}+k{{.360}^{0}}\]
Trắc nghiệm giá trị lượng giác của một cung
Vậy là các em vừa xem xong hơn 315 bài tập có đáp án về phần giá trị lượng giác của một cung. Đây là phần kiến thức cơ bản nhất của chương trình lượng giác. Tuy nhiên nó vẫn chiếm một số câu trong các đề thi và đề kiểm tra. Do đó, để đạt được kết quả tốt nhất, các em cần phải rèn luyện kĩ lưỡng và làm bài tập một cách đầy đủ nhất để đạt kết quả cao. Chúc các em học tốt
Từ khóa:
- giáo án giá trị lượng giác của một cung
- giá trị lượng giác của một cung lý thuyết
- giá trị lượng giác của một cung đặc biệt giá trị lượng giác của một góc bất kì
- bài tập trắc nghiệm giá trị lượng giác của một cung
- bài tập giá trị lượng giác của một cung nâng cao
- giá trị lượng giác của một cung tiết 2
- luyện tập giá trị lượng giác của một cung