Tóm tắt tài liệu
Trong chương trình toán học lớp 10, phần hàm số là một chuyên đề nền tảng nhất. Đối với chuyên đề hàm số bậc nhất lớp 10, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn 1 số bài tập cực hay đã có đáp án. Nếu bạn cần lời giải chi tiết, vui lòng để lại địa chỉ bên dưới để chúng tôi có thể giúp đỡ bạn. Tài liệu gồm 31 câu trắc nghiệm tổng hợp kiếm thức về hàm số lớp 10.
Lý thuyết hàm số bậc nhất
Hàm số bậc nhất: y = ax + b, đồng biến khi a > 0. Khi đó đồ thị hàm số tạo với trục hoành Ox một góc nhọn. Nghịch biến thì ngược lại a < 0.
Điều kiện hai đường thẳng song song là: a = a’, b # b’.
Điều kiện hai đường thẳng cắt nhau là: a # a’. Nếu có thêm b = b’ thì 2 đường thẳng cắt nhau tại một điểm trên trục tung Oy.
Điều kiện hai đường thẳng vuông góc tích a.a’ = 1.
Đồ thị hàm số y = ax (a# 0) đi qua gốc tọa độ
Đồ thị hàm số y = ax + b (a#0; b#0), không đi qua gốc tọa độ. Nó tạo với Ox, Oy một tam giác.
Bài tập biện luận theo m trong hàm số bậc nhất
Câu 1: Cho hàm số y = (m+5)x + 2m – 10.
a) Với giá trị của m thì y là hàm số bậc nhất
b) Với giá trị nào của m thì hàm số đồng biến
c) Tìm m để hàm số đi qua điểm A (2;3)
d) Tìm m để đồ thị cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 9
e) Tìm m để đồ thị hàm số đi qua điểm 10 trên trục hoành
f) Tìm m để đồ thị hàm số song song với đồ thị hàm số y = 2x -1
g) Chứng minh đồ thị hàm số luôn đi qua một điểm cố định với mọi m.
h) Tìm m để khoảng cách từ O tới đồ thị hàm số là lớn nhất.
Câu 2: Cho đường thẳng y = 2mx + 3 – m – x (d). Xác định m để:
a) Đường thẳng d qua gốc tọa độ
b) Đường thẳng d song song với đường thẳng 2y – x =5
c) Đường thẳng d tạo với Ox một góc nhọn
d) Đường thẳng d tạo với Ox một góc nhọn
e) Đường thẳng d cắt Ox tại điểm có hoành độ là 2
f) Đường thẳng d cắt đồ thị hàm số y = 2x – 3 tại một điểm có hoành độ bằng 2.
g) Đường thẳng d cắt đồ thị hàm số y = -x + 7 tại một điểm có tung độ y = 4
h) Đường thẳng d đi qua giao điểm của hai đường thẳng 2x – 3y = -8 và y = -x + 1
Bài tập trắc nghiệm hàm số bậc nhất lớp 10
Câu 1. Cho hàm số sau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Hàm số luôn đồng biến trên R
B. Hàm số luôn nghịch biến trên R
C. Hàm số đồng biến trên (−∞; 0) và nghịch biến trên (0;+∞)
D. Hàm số đồng biến trên (−∞; 1) và nghịch biến trên (1;+∞)
Câu 2: Đồ thị sau đây là của hàm số nào?
A. y = 2x + 2
B. y = 2x − 2
C. y = −2x + 2
D. y = −2x − 2
Câu 3: Với giá trị nào sau đây của , hàm số y = 3(m^2 – m -2)x +1 nghịch biến trên R?
A. m = -1
B. m = 0
C. m = 2
D. m = 3
Câu 4: Đường thẳng đi qua A(−1; 4) và song song với đường thẳng y = −3x có phương trình là?
A. y = −3x + 4
B. y = −3x + 2
C. y = −3x − 4
D. y = −3x + 1
Câu 5: Đường thẳng d cắt trục Ox tại điểm có hoành độ x = −1 và có hệ số góc k = 1/2 tạo với trục hoành một tam
giác có diện tích bằng.
A. 1
B. 1/4
C. 2
D. 3/2
Câu 6: Khoảng cách từ gốc tọa độ tới đường thẳng y = x – 4 bằng:
A. 4
B. Căn 2
C. 2 Căn 2
D. 2 căn 3
Với tài liệu trên, chúng tôi mong rằng bạn sẽ nắm vững các điểm kiến thức về hàm số bậc nhất lớp 10. Ngoài ra, các điểm kiến thức trên, các bạn cũng có thể giải quyết khá nhiều bài tập trong nhiều đề thi khác nhau. Chúc các bạn học tốt.
Tham khảo:
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0m_s%E1%BB%91_b%E1%BA%ADc_nh%E1%BA%A5t
2. https://youtu.be/FmTW7kyWrw8
3. https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A0m_s%E1%BB%91
Video tham khảo:
(Tổng hợp lý thuyết hàm số bậc nhất)
Leave a Reply