Tóm tắt tài liệu
Một trong những kì thi quan trọng đối với các bạn học sinh đó chính là kì thi học sinh giỏi. Những đề thi đến từ kì thi này giúp học sinh sáng tạo hơn trong cách học tập , bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về môn học đó. Với tầm ảnh hưởng sâu sắc như vậy , môn Vật lý cũng là môn quan trọng đối với nhiều bạn. Với việc tuyển chọn các học sinh giỏi cấp Huyện, Tỉnh đối với bộ môn Vật lý khối 11. Chúng tôi xin gửi đến các bạn học sinh bộ tổng hợp chi tiết các đề thi học sinh giỏi vật lý 11 cấp tỉnh. Tài liệu gồm hơn 38 trang, tải về để xem đầy đủ đáp án và đề thi nhé.
Danh sách nguồn của các đề thi
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH
- SỞ GD &ĐT QUẢNG BÌNH
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO GIA LAI
Cấu trúc của các đề thi hsg tỉnh vật lý khối 11
Mỗi đề thi sẽ bao gồm từ 4 đến 6 câu hỏi tự luận. Các câu hỏi ở mức độ nâng cao, nhằm phát triển khả năng tư duy của các em học sinh.
Tuyển chọn câu hỏi trong đề thi học sinh giỏi vật lý 11 cấp tỉnh
Câu 1: Một pit-tông cách nhiệt đặt trong một xilanh nằm ngang. Pit-tông ở vị trí chia xilanh thành hai phần bằng
nhau, chiều dài mỗi phần là 32 cm (Hình 4). Ở nhiệt độ môi trường là 27 oC, mỗi phần chứa một lượng khí lí tưởng
như nhau và có áp suất bằng 0,50.105 Pa. Muốn pit-tông dịch chuyển, người ta đun nóng từ từ một phần, phần còn
lại luôn duy trì theo nhiệt độ của môi trường. Bỏ qua ma sát giữa pit-tông và xilanh.
1) Khi pit-tông dịch chuyển được 2,0 cm thì nhiệt độ của phần nung nóng đã tăng thêm bao nhiêu oC ?
2) Cho tiết diện của xilanh là 40 cm2. Ứng với dịch chuyển của pit-tông ở ý 1 trên đây, tính công mà phần khí bị
nung nóng đã thực hiện.
Gợi ý: Nếu một vật chuyển động trên trục Ox với vận tốc v biến đổi theo thời gian t bằng hệ thức v = vo.to/t (vo, to
không đổi) thì trong khoảng thời gian từ t = t1 đến t = t2 vật thực hiện được độ dời x12 = vo.to.ln(t2/t1).
Câu 2: Một dây dẫn thẳng có điện trở là ro ứng với một đơn vị chiều dài. Dây được gấp thành hai cạnh của một góc
2α và đặt trên mặt phẳng ngang. Một thanh chắn cũng bằng dây dẫn ấy được gác lên hai cạnh của góc 2α nói trên
và vuông góc với đường phân giác của góc này (Hình 5). Trong không gian có từ trường đều với cảm ứng từ B
thẳng đứng. Tác dụng lên thanh chắn một lực F dọc theo đường phân giác thì thanh chắn chuyển động đều với tốc
độ v. Bỏ qua hiện tượng tự cảm và điện trở ở các điểm tiếp xúc giữa các dây dẫn. Xác định:
1) chiều dòng điện cảm ứng trong mạch và giá trị cường độ của dòng điện này.
2) giá trị lực F khi thanh chắn cách đỉnh O một khoảng l.
Câu 3: Trong hệ thống trên hình 1, khối lượng vật 1 bằng 6,0 lần khối lượng vật 2. Chiều cao h = 20cm. Khối lượng
của ròng rọc và của dây cũng như các lực ma sát được bỏ qua. Lấy g = 10m/s2. Ban đầu vật 2 được giữ đứng yên
trên mặt đất, các sợi dây không dãn có phương thẳng đứng. Thả vật 2, hệ bắt đầu chuyển động. Xác định:
a. gia tốc của các vật ngay sau khi vật 2 được thả ra;
b. độ cao tối đa đối với mặt đất mà vật 2 đạt được.
Câu 4: Một mol chất khí lý tưởng thực hiện chu trình ABCA trên giản đồ p-V gồm các quá trình đẳng áp AB, đẳng
tích BC và quá trình CA có áp suất p biến đổi theo hàm bậc nhất của thể tích V (hình 2).
a. Với số liệu cho trên giản đồ, hãy xác định các thông số (p,V,T) còn lại của các trạng thái A, B, C;
b. Biểu diễn chu trình ABCA trên giản đồ V-T.
Câu 5: Đặt vật nhỏ có dạng một đoạn thẳng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính. Đầu A của vật nằm
trên trục chính, cách quang tâm của thấu kính 20cm.
a. Qua thấu kính, vật AB cho ảnh A’B’ cao bằng vật. Hãy xác định tiêu cự của thấu kính và dùng thước kẻ dựng ảnh A’B’;
b. Giữ cố định thấu kính, quay vật AB quanh đầu A để AB hợp với trục chính của thấu kính một góc bằng 45. Xác định:
I. vị trí và hình dạng của ảnh A”B” của vật AB qua thấu kính, bằng cách dựng hình với số lượng tia sáng được vẽ ít nhất;
II. độ dài của vật AB. Biết rằng độ dài của ảnh A”B” gấp hai lần độ dài của vật AB.
Câu 6: Thanh dẫn EF có điện trở trên mỗi mét chiều dài là p, chuyển động đều với vận tốc v và luôn tiếp xúc với
các thanh dẫn AC, AD tạo thành mạch kính. AC hợp với AD một góc a, hệ thống được đặt trong từ trường đều có
cảm ứng từ B vuông góc với mặt phẳng chứa hai thanh như hình vẽ. Cho AC bằng L0 và bỏ qua điện trở thanh AD
và AC. Tìm nhiệt lượng tỏa ra trên mạch trong thời gian thanh EF chuyển động từ A đến C theo phương vuông góc
với AC.
Trên đây là bộ đề thi đề thi học sinh giỏi vật lý 11 cấp tỉnh mà chúng tôi gửi đến các bạn. Hi vọng với bộ tài liệu này sẽ giúp các bạn có thể ôn tập với nhiều dạng bài tập hơn, rèn luyện kĩ năng làm bài nhằm chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới. Một điều lưu ý là bộ đề của chúng tôi cũng đi kèm với đáp án, các bạn có thể sử dụng để so sánh kết quả hay để rút kinh nghiệm cho các bài tập sau.
Leave a Reply