Tóm tắt tài liệu
Vật lý 11 là một trong những khó và quan trọng đối với các bạn học sinh. Do đó, nhằm giúp các bạn ôn luyện cũng như bồi dưỡng thêm kiến thức một cách dễ dàng, chúng tôi xin gửi đến các bạn bộ đề thi học kì 1 lớp 11 môn Lý do chúng tôi sưu tầm và đăng tải.
Cấu trúc đề thi lý 11 HK1
Mỗi đề thi sẽ bao gồm 5 câu hỏi tự luận. Các câu hỏi bao hàm hết các điểm kiến thức và các dạng bài tập quan trọng trong chuyên đề.
Câu hỏi có đáp án trong đề thi
Câu 1: Tính độ lớn suất điện động nhiệt điện
Một mối hàn của một cặp nhiệt điện có hệ số nhiệt điện động alphaT= 65 (uV/K) được đặt trong không khí ở
nhiệt độ 200C, mối hàn còn lại được nung nóng đến nhiệt độ 2000C. Tính độ lớn suất điện động nhiệt điện của cặp
nhiệt điện khi đó?
ĐS: 0,0117(V)
Câu 2: Tính giá trị điện trở
Một nguồn điện có điện trở trong r = 2(Ω) nối với mạch ngoài gồm hai điện trở có cùng giá trị R. Khi hai điện
trở mạch ngoài ghép nối tiếp thì hiệu suất nguồn gấp 2 lần khi hai điện trở mạch ngoài ghép song song. Tính giá trị
mỗi diện trở R?
ĐS: R = r = 2(Ω)
Câu 3: Tính khối lượng kim loại được giải phóng trong quá trình điện phân
Cho mạch điện gồm: Bộ nguồn có 6 nguồn loại 6(V) – 1(Ω) mắc như hình vẽ dưới. Bình điện phân đựng
dung dịch CuSO4 với cực dương bằng Đồng( Cu). Điện trở bình điện phân là R = 7,5(Ω). Tính khối lượng Đồng
(Cu) được giải phóng khỏi cực dương sau thời gian 32 phút 10 giây? Biết nguyên tử lượng và hóa trị của Đồng (Cu)
lần lượt là A = 64 và n = 2.
ĐS: m=1,28g
Câu 4: Tính khối lượng kim loại bám trên điện cực
Điện phân dung dịch đồng sunfat (CuSO4, anốt bằng đồng) với dòng điện 3A. Tính khối lượng đồng bám
trên cực âm và điện lượng qua bình điện phân trong 30 phút. Cho Cu = 64.
ĐS: m = 1,8g; q = 5400C
Câu 5: Tính giá trị cường độ dòng điện I
Cho nguồn điện có suất điện động e; điện trở trong r, biến trở R và ampe kế lý tưởng (điện trở rất nhỏ) được
nối thành mạch kín. Đầu tiên để biến trở ở giá trị R1 thì ampe kế chỉ cường độ I. Sau đó điều chỉnh biến trở tăng
thêm 1Ω thì ampe kế chỉ 1,2 A, sau đó lại điều chỉnh biến trở giảm 1Ω (so với R1) thì ampe kế chỉ 2 A. Tính giá trị
cường độ I lúc R = R1?
ĐS: I = 1,5A
Câu 6: Tính số bóng có thể thắp sáng trong 1 nguồn điện
Nguồn điện E = 24V, điện trở trong r = 6Ω dùng để thắp sáng các bóng đèn loại (6V – 3W). Hỏi có thể thắp
sáng bình thường tối đa bao nhiêu bóng?
ĐS: N = 8 bóng
Câu 7: Tính công suất mạch ngoài
Cho mạch điện kín gồm nguồn điện (E,r), mạch ngoài là biến trở R
– Khi R = R0 thì công suất mạch ngoài là cực đại và bằng 18W
– Hỏi, khi R = 2R0 thì công suất mạch ngoài bằng bao nhiêu?
ĐS: P = 16W
Câu 8: Tính nhiệt lượng tỏa ra trong đoạn mạch
Đặt một hiệu điện thế không đổi vào một đoạn mạch gồm 2 điện trở giống nhau ghép nối tiếp thì nhiệt lượng
tỏa ra trong thời gian t của đoạn mạch là 1 kJ. Nếu hai điện trở trên mắc song song thì nhiệt lượng tỏa ra trong thời
gian t của đoạn mạch sẽ là bao nhiêu?
ĐS: Q’= 4Q= 4KJ
Câu 9: Tính số tiền điện phải trả
Bàn ủi ghi (220 V – 1000W) được mắc đúng hiệu điện thế định mức. Tính số tiền điện phải trả trong 1 tháng
khi sử dụng bàn ủi, biết rằng 1 ngày sử dụng 30 phút liên tục và 1 tháng có 30 ngày, số tiền trả cho 1 ký điện là
2000đồng/1kWh.
ĐS: tiền phải trả là 30 000 đồng
Câu 10: Tính công suất hữu ích
Cho mạch điện như hình vẽ: Hai nguồn điện giống nhau mắc song song, mỗi nguồn có suất điện động E =
9V, và điện trở trong r = 2Ω. – R1 là một biến trở. Bình điện phân chứa dung dịch AgNO3 với anôt bằng bạc có điện
trở R2 = 3 Ω (Cho biết bạc có khối lượng mol nguyên tử và hóa trị lần lượt là A = 108 và n = 1). – R3 là bóng đèn
(3V – 3W), R4 = 3Ω , RV rất lớn. Điện trở các dây nối không đáng kể.
1. Cho biết bóng đèn sáng bình thường. Hãy tính:
a. Thời gian điện phân làm cho anôt bị mòn đi 0,432g.
b. Công suất hữu ích của bộ nguồn.
2. Cho R1 = 1,5Ω.
a. Tính số chỉ Vôn kế.
b. Thay Vôn kế bằng tụ điện có điện dung C = 2uF. Tính điện tích tụ điện ra nC.
ĐS: t=193s; 3A; 9W; 7V; 14000nC
Câu 11: Tính suất điện động của mạch
Một cặp nhiệt điện bằng đồng – constantan có hệ số nhiệt điện động là 40 μV/K. Tính suất điện động của
cặp nhiệt điện này khi nhiệt độ đầu nóng là 780oC, nhiệt độ đầu lạnh là 30oC.
ĐS: 0,03 V
Câu 12: Tính điện trở của điện trở R3
Mạch điện kín gồm một nguồn điện có suất điện động e, điện trở trong r = 2 . Mạch ngoài gồm hai điện
trở R1 = 6 Ω và R2 = 12 Ω mắc song song, công suất cung cấp của nguồn khi này là P1. Phải mắc thêm vào mạch
một điện trở R3 như thế nào(nêu cách mắc và tìm giá trị R3) để công suất cung cấp của nguồn là P2 = 1,5P1?
ĐS: ghép song song R3 = 4Ω .
Trên đây là bộ đề thi học kì 1 lớp 11 môn Lý mà chúng tôi vừa gửi đến các bạn. Hi vọng với bộ tài liệu này sẽ giúp các bạn trau dồi, củng cố lại kiến thức đã học. Và dưới mỗi bài tập còn cả đáp án, rất thuận tiện để các bạn có thể so sánh với kết quả của mình để rút kinh nghiệm cho các dạng bài tập sau.
Leave a Reply