Tóm tắt tài liệu
Toán 11 là một trong những môn quan trọng đối với các bạn học sinh, vì nó là một môn tương đối khó và mang tính quyết định trong những kì thi. Do đó để ôn tập một cách dễ dàng và vững chắc kiến thức, chúng tôi xin gửi đến các bạn bộ tài liệu trắc nghiệm toán 11 học kì 2 có đáp án. Bộ tài liệu được chúng tôi sưu tầm một cách chọn lọc, qua đó hi vọng các bạn có thể sử dụng để có thể bồi dưỡng kiến thức cho mình.
Trắc nghiệm toán 11 học kì 2 có đáp án theo chuyên đề
– GIỚI HẠN – HÀM SỐ LIÊN TỤC
– ĐẠO HÀM
– VECTƠ TRONG KHÔNG GIAN, QUAN HỆ VUÔNG GÓC TRONG KHÔNG GIAN
Bài tập phân dạng theo chuyên đề
Chuyên đề 1: Giới hạn hàm số liên tục
[1] Vào khoảng thế kỷ thứ 6, Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn và phát triển, có nền Toán học rất phát triển. Các nhà thông thái Ấn Độ đã phát minh ra một trò chơi gọi là “Saturanga” ( ngày nay được biết đến với tên gọi Cờ vua). Người phát minh ra Saturanga muốn được ban thưởng bằng cách “ ô thứ 1 đặt 1 hạt thóc, ô thứ 2 đặt 2 hạt, ô thứ 3 đặt 6 hạt, cứ thế nhân đôi lên đến ô 64”. Nếu ban thưởng theo cách đó thì phải trả hết tất cả bao nhiêu hạt thóc?
A. 2^64
B. 2^64- 1
C.2^ 63
D.2^63- 1.
[2] Chùa Bái Đính ở Ninh Bình là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam nắm giữ nhiều kỉ lục Việt Nam, Đông Nam Á, Châu Á. Chùa được khởi công xây dựng năm 2003 với tổng diện tích hơn 80ha. Nơi đây có bảo tháp cao 14 tầng lưu giữa Xá lợi Phật được đưa về từ Ấn Độ. Nếu diện tích mặt sàn là 300m2. Diện tích tầng trên bằng nửa diện tích tầng dưới, và lát gạch bằng đá hoa kích thước 30 x 30cm thì cần tối thiểu bao nhiêu viên gạch để có thể xây xong bảo tháp?
A. 6667 viên gạch.
B.46667 viên gạch.
C.3334 viên gạch.
D.9997 viên gạch.
[3] Cho phương trình m^3- 3x^2 – 2( m- 1)x+ 1= 0 (1). Nhận xét nào dưới đây là đúng.
A. Ptr (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt thuộc (-1;3).
B. Ptr (1) luôn có ít nhất một nghiệm thuộc (3;5).
C. Ptr (1) luôn có 3 nghiệm phân biệt thuộc (-1;3).
D. Ptr (1) luôn có 3 nghiệm phân biệt thuộc (3;5).
[4] Một lọ thủy tinh dung tích 1000 ml chứa đầy 1 loại dung dịch chất độc nồng độ 10 % đã được chuyển sang bình chứa khác; nhưng dung dịch độc hại sau khi đổ hết vẫn còn dính lọ 0,1 % . Người ta dùng nước cất xúc rửa lọ thủy tinh này. Giả sử rằng mỗi lấn xúc rửa, chất độc hòa tan hết trong nước và sau khi đổ đi dung dịch mới cũng vẫn còn dính lọ một lượng như nhau. Phải xúc rửa tối thiểu bao nhiêu lần để chất độc còn trong lọ <= 0,001 ug nếu mỗi lần dùng 1000 ml nước cất ?
A. 2 lần.
B. 3 lần.
C. 4 lần.
D. 5 lần.
Chuyên đề 2: Đạo hàm
[1] Đạo hàm của hàm số y= 3sin 2x cos3x là:
A. y’= 3cos2x sin3x.
B. y’= 3cos2x sin3x.
C. y’= 6cos2x 3sin3x.
D. y’= 6cos2x 3sin3x.
[2] Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
A. Hàm số y = cotx có đạo hàm tại mọi điểm thuộc miền xác định của nó.
B. Hàm số y= căn( x) có đạo hàm tại mọi điểm thuộc miền xác định của nó.
C. Hàm số y= x.căn( x) có đạo hàm tại mọi điểm thuộc miền xác định của nó.
D. Hàm số y = cosx có đạo hàm tại mọi điểm thuộc miền xác định của nó.
Chuyên đề 3: Vecto trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian
[1] Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng:
A. Trong không gian, nếu hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song nhau.
B. Trong không gian, nếu hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng vuông góc nhau.
C. Trong mặt phẳng, nếu hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng song song nhau.
D. Trong mặt phẳng, nếu hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì chúng vuông góc nhau.
[2] Mệnh đề nào sau đây là đúng?
A. Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thì song song với nhau.
B. Hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thì vuông góc với nhau.
C. Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì vuông góc với đường thẳng kia.
D. Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì song song với đường thẳng kia.
[3] Cho tứ diện A.BCD cách nào dưới đây có thể xác định điểm O cách đều 4 đỉnh của tứ diện:
A. Dựng đường thẳng d vuông góc với mp(BCD) tại tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD. Dựng đường trung trực d’ của AB. d cắt d’ tại I, I chính là điểm cần tìm.
B. Dựng đường thẳng d vuông góc với mp(BCD) tại tâm đường tròn nội tiếp tam giác BCD . Dựng mp trung trực (P) của AB. d cắt (P) tại I, I chính là điểm cần tìm.
C. Dựng đường thẳng d vuông góc với mp(BCD) tại tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BCD. Dựng mp trung trực (P) của AB. d cắt (P) tại I, I chính là điểm cần tìm.
D. Hạ đường cao AH của tứ diện A.BCD. Dựng mp trung trực (P) của AB. AH cắt (P) tại I, I chính là điểm cần tìm.
[4] Góc giữa đường thẳng và mp :
A. Là góc giữa đường thẳng và hình chiếu của nó trên mp.
B. Là góc giữa đường thẳng và hình chiếu vuông góc của nó trên mp.
C. Có thể là góc tù.
D. Luôn luôn là góc nhọn.
Trên đây là bộ tài liệu trắc nghiệm toán 11 học kì 2 có đáp án mà chúng tôi vừa gửi tới các bạn. Hi vọng với bộ tài liệu này, các bạn có thể sử dụng để ôn luyện lại các dạng bài tập. Đừng quên là bộ tài liệu sẽ đi kèm với đáp án, các bạn có thể sử dụng để so sánh để biết mình sai chỗ nào để rút kinh nghiệm cho các bài tập sau. Chúc các bạn may mắn!
Leave a Reply