Tóm tắt tài liệu
Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi vật lý lớp 10 là dạng chuyên đề dành cho các học sinh muốn đi thi hoặc thử sức với các bài tập nâng cao. Tài liệu dưới đây sẽ giúp các em làm quen với những bài tập nâng cao. Các em có thể tải tài liệu và in ra dưới đây để tiện làm bài tập hơn nhé.Chúc các em học tốt!
Chuyên đề ôn thi học sinh giỏi vật lý lớp 10
Bài 1: Tính gia tốc
Tìm gia tốc của thanh A và nếu B trong hệ được bố trí như hình vẽ, nếu tỉ số khối lượng của nếu B đối với thanh A là 2, góc alpha = 30 độ và bỏ qua mọi ma sát. Cho gia tốc rơi tự do g = 10 m/s^2.
Bài 2: Tính thời gian rơi của vật
Một thang máy xuất phát chuyển động thẳng đứng lên trên với gia tốc 2m/s^2. Sau khi thang máy chuyển động được 1s thì từ trần thang máy có một vật rơi xuống. Trần thang máy cách sàn thang máy là h = 2m. Tính thời gian rơi của vật?
Bài 3: Xác định lực F nằm ngang
Vật A có trọng lượng 40N, vật B có trọng lượng 20N, vật B được nối vào tường nhờ một sợi dây hợp với phương ngang góc 30 độ như hình vẽ bên. Hệ số ma sát giữa vật A và B cũng như giữa vật A với đất đều bằng 0,4. Xác định lực F nằm ngang cần phải tác dụng lên vật A kéo nó để nó chuyển động đều sang bên phải.
Bài 4: Tính vận tốc quả cầu
Một quả cầu nhỏ có khối lượng m = 500g, treo ở một đầu một sợi dây dài l = 1m, đầu trên của dây cố định. Kéo quả cầu để dây treo lệch góc alpha = 30 độ so với phương thẳng đứng rồi thả nhẹ.
a. Tính vận tốc của quả cầu khi dây treo hợp với phương thẳng đứng góc alpha. Vận tốc của quả cầu cực đại ở vị trí nào? Tính giá trị vận tốc đó ?
b. Tính lực căng của dây treo theo góc alpha? Lấy g = 10m/s^2. Bỏ qua sức cản của không khí.
Bài 5: Tính vận tốc sau cùng của hệ vật
Trên mặt phẳng ngang không ma sát, có một chiếc xe nhỏ khối lượng m1 = 20kg. Nhờ một sợi dây không giãn xe nhỏ này kéo một xe lăn khối lượng m2 = 25kg. Trên xe lăn có một vật nhỏ khối lượng m3 = 20kg. Hệ số ma sát giữa vật và xe là u = 0,2. Ban đầu xe đứng yên dây nối chưa bị căng như hình vẽ. Truyền cho xe nhỏ chuyển động với vận tốc v0 =3m/s sang bên phải (Xe nhỏ không có động cơ)
a.Tính vận tốc sau cùng của hệ
b. Khi dây nối vừa bị căng thì hệ có vận tốc bao nhiêu?
c. Tính quãng đường vật nhỏ trượt được trên xe lăn (Coi xe lăn đủ dài để vật không rời khỏi xe)
Bài 6: Tính vận tốc ô tô trong hệ
Hai oto chuyển động đều cùng một lúc từ A đến B, AB = s. Oto thứ nhất đi nửa quãng đường đầu với vận tốc v1, nửa quãng đường sau với vận tốc v2. Oto thứ hai đi với vận tốc v1 trong nửa thời gian đầu và với vận tốc v1, nửa quãng đường sau với vận tốc v2. Oto thứ hai đi với vận tốc v1 trong nửa thời gian đầu với vận tốc v2 trong nửa thời gian còn lại.
a) Tính Vtb của mỗi oto trên cả quãng đường.
b) Hỏi oto nào đến B trước và đến trước bao nhiêu.
c) Khi một trong hai oto đã đến B thì oto còn lại cách B một khoảng bao nhiêu ?
Bài 7: Tính gia tốc trung bình
Một hạt có vận tốc 18m/s và sau 2,4s nó có vận tốc 30m/s theo chiều ngược lại
a) Gia tốc trung bình của hạt trong khoảng thời gian 2,4s là bao nhiêu?
b) Vẽ đồ thị v theo t và chỉ ra cách tìm tốc độ trung bình trên đồ thị.
Tuyển tập bài tập bồi dưỡng học sinh giỏi vật lý 10 pdf
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong khá nhiều bài tập trong chuyên đề ôn thi học sinh giỏi vật lý lớp 10. Tài liệu bên trên sẽ giúp các em làm quen với các dạng bài tập nâng cao giúp các em một phần chinh phục được chuyên đề này. Chúc các em học tốt!
Leave a Reply