Tóm tắt tài liệu
Chương động lực học chất điểm là chương chủ đạo của vật lý 10, kiến thức trong chương sẽ được vận dụng rất nhiều vào các chương trình vật lý 11 và 12.Do đó, chúng tôi đã tổng hợp nên bộ tài liệu bài tập vật lý chương 2 có lời giải nhằm phục vụ cho các bạn học chương này thật tốt. Tài liệu này được chia ra làm 2 phần: lý thuyết và Bài tập. Lý thuyết là phần cốt lõi nhất, cơ bản nhất trong SGK và kiến thức nâng cao. Bài tập sẽ được sắp xếp từ dễ đến khó, từ cốt lõi đến nâng cao, những bài tập đều có tính chọn lọc kiến thức liên quan đến vật lý 11 và 12.
Lý thuyết vật lý chương 2 toán 10
Bài 1 : Phần tổng hợp lực và phân tích lực. F12 = F1 + F2.
Vận dụng quy tắc hình bình hành. Khi vẽ hình cần chú ý độ dài của vectơ lực tỉ lệ với độ lớn của lực.
*Chú ý : ( trong tài liệu )
Bài 2. Ba định luật Niuton
1. Định luật 1 Niuton: Khi một vật đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều thì hợp lực của các lực tác dụng lên vật bằng 0.
2. Định luật 2 Niuton : Khi một vật chuyển động có gia tốc (hoặc chuyển động biến đổi đều : hoặc chuyển động tròn đều) thì hợp lực của các lực tác dụng lên vật phải bằng tích khối lượng của vật và gia tốc của vật.
3. Định luật 3 Niuton: Khi một vật A tác dụng lên vật B một lực thì B tác dụng ngược lại A một lực,hai lực này là hai lực trực đối. ( Cùng giá, ngược chiều, và cùng độ lớn điểm đặt tại hai vật)
Bài 3. Lực hấp dẫn.
Cách làm:
+) Nếu tìm gia tốc ở độ cao h: tìm mối liên hệ giữa (1),(2) để làm bài.
+) Nếu tìm trọng lượng của vật ở độ cao h: tìm mối liên hệ giữa (3),(4) để làm bài.
Bài 4. Lực đàn hồi
Xuất hiện khi lò xo bị biến dạng đàn hồi.
+ Điểm đặt: tại vật gắn với đầu lò xo.
+ Phương : trùng với trục của lò xo.
+ Chiều: Ngược chiều biến dạng của lò xo (Ngược chiều ngoại lực tác dụng vào lò xo)
+ Độ lớn: F = k. ∆l
Bài 5: Lực ma sát
a) Ma sát nghỉ: xuất hiện khi một vật đứng yên mà vẫn chịu tác dụng của lực.
Độ lớn: Lực ma sát nghỉ có độ lớn bằng độ lớn ngoại lực tác dụng vào vật trên phương song song với mặt tiếp
xúc
Chú ý: _Lực ma sát nghỉ không có biểu thức.
_ Lực ma sát nghỉ cực đại: (Fmsn )max = μn .N
b) Ma sát trượt: xuất hiện khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
Fmst = μt .N
c) Ma sát lăn: xuất hiện khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
Fmsl = μl.N
Bài 6. Lực hướng tâm
(Đây không phải loại lực cơ học mới như ma sát, đàn hồi, hấp dẫn). Hợp lực của các lực tác dụng vào vật làm vật chuyển động tròn đều gọi là lực hướng tâm.
Bài 7. Bài toán vật chuyển động khi bị ném ngang, hoặc bị ném xiên.
Bài 8. Bài toán ném thẳng đứng một vật từ độ cao h so với mặt đất.
Chọn gốc tọa độ tại mặt đất, chiều dương hướng lên.
a) Lập phương trình chuyển động của vật. x = x0 + v.t + 1⁄2 gt^2
b) Lập p.t vận tốc : v = v0 + gt
Khi lên đến độ cao cực đại thì: v = 0.
Khi chạm đất thì x = 0.
Bài tập vật lý 10 chương 2 có lời giải
Tổng hợp và phân tích lực
Bài 1. Cho hai lực có độ lớn lần lượt là F1 = 3 N, F2 = 4 N. Tính độ lớn hợp lực của hai lực đó trong các trường hợp sau:
a. Hai lực cùng giá, cùng chiều. (7N).
b. Hai lực cùng giá, ngược chiều.(1N).
c. Hai lực có giá vuông góc. (5N).
d. Hướng của hai lực tạo với nhau góc 60 độ.
Bài 2. Một chất điểm chịu các lực tác dụng có hướng như hình vẽ và độ lớn lần lượt là F1 =60 N, F2 = 30 N, F3 = 40 N. Xác định hướng và độ lớn lực tổng hợp tác dụng lên điện tích.
Bài 3. Một chất chịu hai lực tác dụng có còng độ lớn 40 N và tạo với nhau góc 120 độ.Tính độ lớn của hợp lực tác dụng lên chất điểm.
Các định luật Newton
Định luật 1 và định luật 2 Newton
Loại 1. Bài toán chuyển động trên đường ngang
Bài 2. Một quả bóng có khối lượng 700g đang nằm yên trên sân c . Sau khi bị đá nó đạt vận tốc 10m/s . Tính lực đá của cầu thủ , biết khoảng thời gian va chạm là 0,02s.
Bài 3. Một xe có khối lượng 1 tấn sau khi khởi hành 10s đạt vận tốc 72km/h. Lực cản của mặt đường tác dụng lên xe là 500N. Tính:
a. Gia tốc của xe.
b. Lực phát động của động cơ.
Bài 4. Một vật có khối lượng 100g bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và đi được 80cm trong 4s .
a. Tính lực kéo, biết lực cản bằng 0,02N .
b. Sau quãng đường ấy, lực kéo phải bằng bao nhiêu để vật chuyển động thẳng đều?
Định luật 3 Newton
Bài 13. Một sợi dây chịu được lực căng tối đa là 100N.
a. Một người cột dây vào tường rồi kéo dây với một lực bằng 80N. H i dây có bị đứt không, giải thích ?
b. Hai người cùng kéo hai đầu dây với lực kéo của mỗi người bằng 80N. H i dây có vị đứt không, giải thích ?
Bài 14. Một quả bóng bay đến đập vào tường. Bóng bị bật trở lại, còn tường thì vẫn đứng yên.Như vậy có trái với định luật III Niu-tơn không ? Giải thích.
Bài 15. Khi Dương và Thành kéo hai đầu dây (mỗi người kéo một đầu) với độ lớn lực kéo bằng nhau, thì dây
hông đứt; nhưng khi hai người cầm chung một đầu dây mà kéo, đầu kia buộc vào thân cây, thì dây lại bị đứt. Hãy giải thích tại sao?
Bài 16. Một vật A đặt trên mặt bàn nằm ngang. Có những lực nào tác dụng vào vật ? vào bàn ?Có những cặp lực trực đối nào cân bằng nhau ? Có những cặp lực trực đối nào không cân bằng nhau ?
Lực hấp dẫn
Bài 1. Hai chiếc xe tăng, mỗi chiết nặng 40 tấn ở cách nhau 100 m. Tính độ lớn hấp dẫn giữa hai xe.
Bài 2. Hai tàu thủy đi cách nhau 1 km thì hấp dẫn nhau bằng một lực có độ lớn 0,1 N. Nếu hai tàu đi cách nhau 800 m thì độ lớn lực hấp dẫn giữa chúng là bao nhiêu?
Lực đàn hồi
Bài 1. Một dây thép đàn hồi có độ cứng 4000 N/m khi chịu một lực 100 N tác dụng có giá trùng với trục của dây thì nó biến dạng một đoạn bao nhiêu? (0,025 m = 2,5 cm).
Bài 2. Một lò xo có khối lượng không đáng kể, đầu trên cố định, đầu dưới treo quả năng 200 g. thì lò xo dãn 4 cm. Biết gia tốc rơi tự do tại nơi treo quả nặng là 10 m/s^2.
Tính độ cứng của lò xo. (50 N/m).
Bài 3. Một lò xo khối lượng không đáng kể được treo theo phương thẳng đứng, có độ cứng 120 N/m. Dầu trên lò xo cố định, đầu dưới gắn quả nặng khối lượng m thì lò xo dãn 10 cm. Tính khối lượng quả nặng biết gia tốc rơi tự do là 10 m/s^2. (1,2 kg).
Bài 18. Chuyển động của vật bị ném
Dạng 1. Ném theo phương thẳng đứng
Dưới đây là các bài tập vật lý 10 chương 2 có lời giải chi tiết về ném theo phương thẳng đứng:
Bài 1. Một vật được ném lên thẳng đứng từ mặt đất với vận tốc ban đầu 20 m/s. B qua lực cản của không khí, biết gia tốc rơi tự do là 10 m/s2
a) Tính độ cao cực đại mà vật đạt được.
b) Sau bao lâu vật chạm đất.
c) Khi chạm đất vật có vận tốc bao nhiêu
d) Ở độ cao cách mặt đất 5m, vật có vận tốc bao nhiêu
Bài 2. Một vật được ném lên cao theo phương thẳng đứng từ độ cao cách mặt đất 100m, với vận tốc đầu 10m/s. Lấy g = 10m/s2
a) Tính độ cao cực đại mà vật đạt được.
b) Sau bao lâu vật chạm đất.
c) Khi chạm đất vật có vận tốc bao nhiêu
d) Ở độ cao cách mặt đất 5m, vật có vận tốc bao nhiêu
Dạng 2. Vật ném ngang
Bài 3. Từ độ cao cách mặt đất 10m, một vật được ném theo phương ngang với vận tốc đầu 15m/s.
a) Lập phương trình chuyển động theo phương ngang và phương thẳng đứng. CHọn gốc tọa độ tại vị trí ném.
b) Tìm tầm ném xa của vật.
c) Tìm vận tốc khi chạm đất. Khi chạm đất, phương chuyển động của vật hợp với phương thẳng đứng một góc bao nhiêu.
d) Khi đến vị trí cách mặt đất 5m, vận tốc của vật là bao nhiêu.
e) Khi vật đến vị trí mà phương chuyển động hợp với phương thẳng đứng góc 45 độ thì vận tốc của vật là bao nhiêu. Tìm độ cao của vật ở vị trí này.
Lực ma sát
Bài 1. Một vật gây một áp lực 250 mN với mặt sàn và trượt trên sàn với hệ số ma sát 0,5. Tính độ lớn lực ma sát tác dụng lên vật. (0,125 N).
Bài 2. Một vật khối lượng 2 kg được kéo trượt bằng một lực theo phương ngang với độ lớn 0,8 N trên mặt nằm ngang. Vật chuyển động thẳng đều. Tính hệ số ma sát giữa vật với mặt sàn. (μt=0,04).
Bài 3. Trên mặt phẳng ngang, một vật có khối lượng 5kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ,đi được quãng đường 100m thì vận tốc lúc này của vật là 10m/s. Lấy g = 10m/s2. Hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt ngang là 0,5
a) Tìm gia tốc của chuyển động.
b) Tìm lực ma sát tác dụng vào vật.
c) Tìm lực kéo tác dụng vào vật, biết lực kéo có phương song song với mặt phẳng ngang.
Lực hướng tâm
Bài 1. Một vệ tinh nhân tạo có khối lượng 1 tấn chuyển động tròn đều quanh Trái đất, ở độ cao 2000km so với mặt đất. Biết nó quay đều một vòng quanh trái đất hết 12 giờ. Bán kính trái đất RTđ = 6400km
a) Tìm chu kì, tần số của vệ tinh.
b) Tìm tốc độ góc, tốc độ dài, gia tốc hướng tâm và lực hướng tâm của vệ tinh.
Bài 2. Một chiếc đĩa tròn quay với tốc độ 100 vòng trong 4 giây. Biết đường kính của đĩa là 20cm. Đặt một vật tại mép của đĩa. Xác định tốc độ dài và lực hướng tâm tác dụng vào vật.
Bài tập Vật lý 10 chương 2 có lời giải.
Bài 1. Hỏi ở độ cao nào trên Trái đất, trọng lực tác dụng vào vật giảm 2 lần so với trọng lực tác dụng lên vật khi đặt ở mặt đất. Cho bán kính trái đất là 6400km. đs: 2651km
Xong,chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về kiến thức cơ bản của chương 2 Vật lý lớp 10, các dạng toán đặc trưng, cơ bản cho chương này qua tài liệu bài tập Vật lý 10 chương 2 có lời giải. Qua tài liệu này, chắc hẳn nhiều bạn cũng thấy được nhiều mảng kiến thức còn thiếu sót của bản thân, và có hướng để khắc phục những thiếu sót đó. Nào! Các bạn hãy in tài liệu này ra và hãy làm nó nhé! Chắc chắn trình độ tư duy của các bạn sẽ được đẩy lên cao! Chúc các bạn học thật tốt!
Leave a Reply