Tóm tắt tài liệu
Bài tập tĩnh học vật rắn là dạng bài tập khá nhiều kiến thức thực tế thuộc Vật Lý lớp 10. Tài liệu dưới đây sẽ cho các dạng bài tập để các em tham khảo. Các em có thể tải tài liệu và in ra để tiện làm bài tập nhé. Chúc các em học tốt!
Bài tập tĩnh học vật rắn
Bài 1
Một dây phơi căng ngang tác dụng một lực F=200 N lên cột.
a) tìm lực căng T của dây chống biết góc alpha = 30 độ
b, tìm phản lực của mặt đất vào chân cột.lượng của ròng dọc không đáng kể. Lấy g =10m/s^2.
Bài 2
Một vật có khối lượng m=5kg được treo bằng ba sợi dây như hình vẽ. lấy g=9,8m/s2. Tìm lực kéo của dây AC và dây BC.
Bài 3
Thang có khối lượng m = 20kg được dựa vào tường trơn nhẵn dưới góc
nghiêng alpha. Hệ số ma sát giữa thang và sàn là u = 0,6
a, Thang đứng yên cân bằng, tìm các lực tác dụng lên thang nếu alpha = 45 độ.
b, Tìm các giá trị của alpha để thang đứng yên không trượt trên sàn nhà.
Bài 6
Một người khối lượng m = 40kg leo lên thang khi alpha = 45 độ.
Hỏi người này lên đến vị trí O nào thì thang sẽ bị trượt. Chiều dài thang l = 20m.
Bài 7
Người có trọng lượng P1 = 500N, đứng trên ghế treo trọng lượng P2 = 300N như hình vẽ. Chiều dài AB = 1,5m. Hỏi người cần kéo dây một lực bao nhiêu và đứng ở vị trí nào để hệ cân bằng? Bỏ qua trọng lượng ròng rọc.
Bài 8
Một thanh sắt dài AB = 1,5m khối lượng m = 3kg được
giữ nghiêng một góc alpha trên mặt sàn ngang bằng một sợi dây BC nằm ngang dài BC = 1,5m nối đầu trên B của thanh với một bức tường thẳng đứng, đầu dưới A của thanh tựa lên mặt sàn.
1, Góc nghiêng alpha phải có giá trị bao nhiêu để thanh có thể cân bằng
2, tìm các lực tác dụng lên thanh và khoảng cách OA từ đầu A của
Thanh đến góc tường khi alpha = 45 độ. Lấy g = 20m/s^2.
Bài 9
Một vật hình trụ bằng kim loại có khối lượng m = 100kg, bán kính tiết diện R = 10cm. Buộc vào hình trụ một sợi dây ngang có phương đi qua trục hình trụ để kéo hình trụ lên bậc thang cao O1O2 = 5cm. Tìm độ lớn tối
thiểu của lực F cần dùng để kéo dây. Lấy g = 10m/s^2.
Bài 10
Người ta đặt một đĩa tròn có đường kính 50cm và có khối lượng 4kg đứng thẳng trên mặt phẳng nghiêng. Giữ đĩa bằng một sợi dây nằm ngang mà một đầu buộc vào điểm A cao nhất trên vành đĩa, còn đầu kia buộc chặt vào điểm C trên mặt phẳng nghiêng sao cho dây AC nằm ngang và nằm trong mặt của đĩa.
a) Hãy tính lực căng của dây AC.
b) Nếu tăng góc nghiêng alpha một lượng rất nhỏ thì đĩa không còn ở trạng thái cân bằng. Hãy tính giá trị của hệ số ma sát.
Chuyên đề tĩnh học vật rắn lớp 10 nâng cao và bài tập ứng dụng
Vậy là chúng ta vừa xem qua xong rất nhiều dạng bài tập tĩnh học vật rắn. Để học tốt các dạng bài tập trên các em cần phải ghi nhớ công thức cũng như hiểu rõ hơn về bản chất của dạng bài tập này. Đặc biệt chuẩn bị cho mình một nền tảng lí thuyết vững chắc luôn luôn là một điều cần thiết nhất.
Leave a Reply