Tóm tắt tài liệu
Bài tập giao thoa sóng sẽ ôn lại cho các bạn trọng tâm các kiến thức cần nhớ về phần giao thoa sóng, hướng dẫn các bạn làm các dạng bài với phương pháp giải dầy đủ, chi tiết, rõ ràng, từ đó bạn vừa có thể kiểm tra lại kiến thức của mình vừa có thể luyện kỹ hơn phần bài tập về cả trắc nghiệm lẫn tự luận.
Lý thuyết giao thoa sóng
Đinh nghĩa
-Hiện tượng hai sóng kết hợp, khi gặp nhau tại những điểm xác định, luôn luôn hoặc tăng cường nhau tạo thành cực đại hoặc làm yếu nhau ( tạo thành cực tiểu) gọi là sự giao thoa sóng.
– Nguồn kết hợp là hai nguồn có cùng tần số và độ lệch pha không đổi theo thời gian.
Tính chất
A. Hai nguồn sóng cùng pha.
B. Hai nguồn lệch pha bất kỳ.
Phân dạng bài tập
Bài toán 1: xác định số cực đại – cực tiểu giữa hai điểm MN bất kỳ với độ lệch pha bất kỳ.
Bài toán 2:Xác định số cực đại cực tiểu trên đoạn S1S2: ( Khi này M trùng với S1, N trùng với S2)
Bài toán 3: Xác định số điểm cực đại cùng pha – ngược pha với nguồn trên đoạn S1S2.( S1; S2 cùng pha)
Bài tập ví dụ mẫu
Ví dụ 1: Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng cơ trên mặt nước với hai nguồn cùng pha có tần số 10 Hz, vận tốc truyền sóng trên mặt nước là v = 50 cm/s. Hỏi tại vị trí M cách nguồn 1 một đoạn d1 = 20 cm và cách nguồn 2 một đoạn d2 = 25 cm, là điểm cực đại hay cực tiểu, cực đại hay cực tiểu số mấy?
A. Cực tiểu số 1
B. Cực đại số 1
C. Cực đại số 2
D. Cực tiểu số 2
Ví dụ 2: Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng cơ trên mặt nước với hai nguồn cùng pha có tần số 10 Hz, vận tốc truyền sóngtrên mặt nước là v = 50 cm/s. Hỏi tại vị trí M cách nguồn 1 một đoạn d1 = 17,5 cm và cách nguồn 2 một đoạn d2 = 25 cm, là điểm cực đại hay cực tiểu, cực đại hay cực tiểu số mấy?
A. Cực tiểu số 1
B. Cực đại số 1
C. Cực đại số 2
D. Cực tiểu 2.
Ví dụ 12: Thực hiện thí nghiệm giao thoa sóng cơ với hai nguồn S1S2 cùng pha cách nhau 4m. Tần số của hai nguồn là 10Hz, vận tốc truyền sóng trong môi trường là 16m/s. Từ S1x kẻ đường thẳng vuông góc với S1S2 tại S1 và quan sát trên Sx thấy tại điểm M là điểm cực đại. Hãy tìm khoảng cách MS1 nhỏ nhất.
Bài tập thực hành
Câu 1: Hai nguồn kết hợp là nguồn phát sóng:
A: Có cùng tần số, cùng phương truyền
B: Cùng biên độ, có độ lệch pha không đổi theo thời gian
C: Có cùng tần số, cùng phương dao động, độ lệch pha không đổi theo thời gian
D: Có độ lệch pha không đổi theo thời gian
Câu 16: Thực hiện giao thoa sóng trên mặt nước với 2 nguồn kết hợp A và B cùng pha, cùng tần số f . Tốc truyền sóng trênmặt nước là v = 30 cm/s. Tại điểm M trên mặt nước có AM = 20cm và BM = 15,5 cm, dao động với biên độ cực đại. Giữa M và đường trung trực của AB có 2 đường cong cực đại khác. Tần số dao động của 2 nguồn A và B có giá trị là:
A: 20 Hz
B: 13,33 Hz
C: 26,66 Hz
D: 40 Hz
Câu 20: Thực hiện giao thoa sóng cơ trên mặt nước với hai nguồn phát sóng ngang kết hợp S1 và S2 nằm trên mặt nước, dao động điều hoà cùng pha và cùng tần số 40 Hz. Điểm M nằm trên mặt nước (cách S1 và S2 lần lượt là 32 cm và 23 cm) có biên độ dao động cực đại. Giữa M và đường trung trực thuộc mặt nước của đoạn S1S2 có 5 gợn lồi. Sóng truyền trên mặt nước với vận tốc
A: 60cm/s
B: 240 cm/s
C: 120 cm/s
D: 30 cm/s
Cảm ơn các bạn đã xem và tải xuống bài tập giao thoa sóng, chúng tôi mong rằng bộ tài liệu này sẽ mang đến hiệu quả rõ rệt cho các bạn, đây là một phần khá khó với nhiều dạng bài tập nâng cao nhưng bộ tài liệu này sẽ cùng bạn chinh phục nó, từ đó nâng cao kỹ năng làm bài tập, rèn luyện được tư duy và phản xạ bấm máy nhanh chóng.
Leave a Reply