Tóm tắt tài liệu
Bài tâp dao động và sóng điện từ là tổng hợp các bài tập đi từ khó đến dễ thuộc phần dao động và sóng điện từ kèm theo những lời giải đầy đủ, chi tiết và dễ hiểu. Chuyên đề gồm 21 bài tập luyện cho các em về cả tự luận và trắc nghiệm, hướng các em đến sự tư duy nhanh, kỹ năng cao khi làm bài tập cũng như khi kiểm tra.
Bài tâp dao động và sóng điện từ
Bài 1: Cho mạch dao động gồm một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 2.10-4H, C =8pF. Năng lượng của mạch là E = 2,5.10-7J. Viết biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch và biểu thức hiệu điện thế giữa 2 bản tụ. Biết O rằng tại thời điểm ban đầu cường độ dòng điện trong mạch có gía trị cực đại.
Bài 2: Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm t = 0, tụ điện bắt đầu phóng điện. Sau khoảng thời gian ngắn nhất t = 10-6 s thì điện tích trên một bản tụ điện bằng một nửa giá trị cực đại. Tính chu kì dao động riêng của mạch.
Bài tập tụ điện ghép
Bài 7: Khung dao động gồm cuộn L và tụ C thực hiện dao động điện từ tự do, điện tích cực đại trên 1 bản tụ là Q0 = 10-6C và chuyển động dao động cực đại trong khung là I0 = 10A.
a. Tính bước sóng của dao động tự do trong khung
b. Nếu thay tụ điện C bằng tụ C’ thì bước sóng của khung tăng 2 lần. Hỏi bước sóng của khung là bao nhiêu nếu mắc C’ và C song song, nối tiếp?
Bài tập mạch chọn sóng
Bài 13: Một tụ điện xoay có điện dung bt liên tục và tỉ lệ thuận với góc quay từ gt C1= 10pF đến C2= 490 pF khi góc quay của các bản tăng dần từ 0 đến 180. Tụ điện được mắc với một cuộcn dây có điện trở 1.10^-3, hệ số tự cảm L = 2 H để làm thành Mạch dao động ở lối vào của 1 một máy thu vô tuyến điện (mạch chọn sóng).
a. Xác định khoảng bước sóng của tải sóng thu được với mạch trên.
b. Để bắt làn sóng 19,2m phải đặt tụ xoay ở vị trí nào. Giả sử rằng sóng 19,2m của đài phát được duy trì trong dao động có suất điện động e = 1 V. Tính dòng điện dao động?
Bài tâp dao động và sóng điện từ nâng cao
Tụ điện bị ngắt, nối tắt, định luật bảo toàn năng lượng
Câu 1. Hai tụ điện C1 = C2 mắc song song. Nối hai đầu bộ tụ với ắc qui có suất điện động E = 6V để nạp điện cho các tụ rồi ngắt ra và nối với cuộn dây thuần cảm L để tạo thành mạch dao động. Sau khi dao động trong mạch đã ổn định, tại thời điểm dòng điện qua cuộn dây có độ lớn bằng một nữa giá trị dòng điện cực đại, người ta ngắt khóa K để cho mạch nhánh chứa tụ C2 hở. Kể từ đó, hiệu điện thế cực đại trên tụ còn lại C1 là:
Tụ điện bị Đánh thủng, nối tắt, định luật bảo toàn năng lượng
Câu 5: Mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn dây thuần cảm và hai tụ điện giống hệt nhau ghép nối tiếp. Hai bản của một tụ được nối với nhau bằng khóa K. Ban đầu khóa K mở Cung cấp năng lượng cho mạch dao động thì điện áp cực đại giữa hai đầu cuộn cảm là 8 căn 6V. Sau đó vào đúng thời điểm dòng điện qua cuộn dây có cường độ bằng giá trị hiệu dụng thì đóng khóa K. Hiệu điện thế cực đại giũa hai đầu cuộn dây sau khi đóng khóa K:
Định luật bảo toàn năng lượng
Câu 11. Ang ten sử dụng một mạch dao động LC lý tưởng để thu sóng điện từ, trong đó cuộn dây có L không đổi, tụ điện có điện dung C thay đổi được. mỗi sóng điện từ đều tạo ra trong mạch dao động một suất điện động cảm ứng. xem rằng các sóng điện từ có biên độ cảm ứng từ đều bằng nhau. Khi điện dung của tụ điện C1 =1 F thì suất điện động cảm ứng hiệu dụng trong mạch do sóng điện từ tạo ra là E1 = 4,5 V. khi điện dung của tụ điện C2 =9 F thì suất điện động cảm ứng hiệu dụng do sóng điện từ tạo ra là
Duy trì dao động khi mạch có điện trở R
– Công suất cung cấp cho mạch P=I2.R với
– Năng lượng để cung cấp cho mạch nhằm duy trì dao động trong thời gian tW=P.t= I2.R.t
Cảm ơn các em đã xem bài tâp dao động và sóng điện từ, chúng tôi mong rằng bộ tài liệu này sẽ mang đến hiệu quả rõ rệt cho bạn học và hiểu chương vật lý lớp 12 này, trên đây đều là những bài tập đặc trưng và cốt lõi cho từng dạng bài nên các em sẽ được luyện tập gần như đầy đủ bài tập ở chương này.
Leave a Reply