Tóm tắt tài liệu
Bài tập chuyển động thẳng biến đổi đều là một dạng bài tập cốt yếu trong Vật Lý 10 để giải những bài sau. Tài liệu dưới đây sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về lý thuyết chuyển động thẳng biến đổi đều cũng như một số dạng bài tập đặc trưng nhất trong chuyên đề. Các em có thể tải tài liệu và in ra để tiện làm bài tập nhé. Chúc các em học tốt!
Lý thuyết chuyển động thẳng biến đổi đều
Các khái niệm cơ bản:
Vận tốc
V = Vo + t
Quãng đường
S = Vot + 1/2at^2
Hệ thức liên hệ
V^2 – Vo^2 = 2as
Phương trình chuyển động
x = xo + Vot + 1/2at^2
Chú ý: Chuyển động thẳng nhanh dần đều a.v > 0.; Chuyển động thẳng chậm dần đều a.v < 0
Bài toán gặp nhau của chuyển động thẳng biến đổi đều
– Lập phương trình toạ độ của mỗi chuyển động :
X1 = Xo2 + Vo2t + a1t^2/2
– Khi hai chuyển động gặp nhau: x1 = x2 Giải phương trình này để đưa ra các ẩn của bài toán.
Khoảng cách giữa hai chất điểm tại thời điểm t
d = Ix1 – x2I
Một số bài toán thường gặp
Bài toán 1: Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều đi được những đoạn đường s1 và s2 trong hai khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau là t. Xác định vận tốc đầu và gia tốc của vật.
Bài toán 2: Một vật bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều. Sau khi đi được quãng đường s1 thì vật đạt vận tốc v1. Tính vận tốc của vật khi đi được quãng đường s2 kể từ khi vật bắt đầu chuyển động.
Chuyển động thẳng biến đổi
– Chuyển động thẳng biến đổi: a ≠ 0
-Chuyển động thẳng biến đổi đều: +Nhanh dần đều: a.v > 0
+Chậm dần đều: a.v < 0
Gia tốc của chuyển động biến đổi đều
(Định nghĩa;Biểu thức;Đơn vị)
Biểu thức: a = ∆v/∆t = v – vo/t – to =) Dưới dạng độ lớn: a = v – vo/t
Đồ thị: vì a=const nên đồ thị có dạng là đường thẳng song song với trục Ot.
Vận tốc tức thời
Biểu thức: v = vo + a(t – to) =) Dưới dạng độ lớn: v = vo + a(t – to)
Chú ý: Ở đây a,v0,v là những giá trị đại số(tức là có thể lớn hơn 0,bằng 0 hoặc nhỏ hơn 0).
Đồ thị: vì v = vo + a(t – to) là hàm bậc nhất theo t nên đồ thị có dạng là đường thẳng đi qua điểm =) Đồ thị đi lên nếu a>0 và đồ thị đi xuống nếu a<0.
Đường đi:
Biểu thức: S = vo(t – to) + 1/2a(t – to)^2
Chú ý: ở đây a,v0 là các giá trị về mặt độ lớn (vì đường đi không bao giờ <0)
Bài tập chuyển động thẳng biến đổi đều
Một số dạng toán thường gặp như sau:
Dạng 1 : Đại cương về cđ thẳng biến đổi đều
Dạng 2: Chuyển động nhanh dần đều
Dạng 3: Chuyển động chậm dần đều
Dạng 4 : Đồ thị chuyển động
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong khá nhiều công thức và một ít bài tập chuyển động thẳng biến đổi đều. Mong rằng với những công thức bên trên có thể giúp các em một phần chinh phục được dạng bài này.Chúc các em học tốt!
Leave a Reply