Tóm tắt tài liệu
Nhiệm vụ của cộng tác viên
Website cung cấp tài liệu do đó nhiệm vụ của cộng tác viên là mô tả tổng quát tài liệu. Giúp người dùng hiểu hơn về tài liệu được đăng tải. Quản trị viên sẽ gửi từ khóa và link tài liệu dưới dạng list từ trong file excel. Nhiệm vụ của các cộng tác viên là tải tài liệu về và tiến hành mô tả tài liệu.
Yêu cầu sơ bộ công việc là đánh máy nhanh, có kĩ năng về máy tính về word, cách mở file pdf, coppy từ pdf.
Chính sách chi trả lương
Hiện tại giá cho 1 bài review là 5000 đồng. Tuy nhiên giá này sẽ tăng theo thời gian viết và chất lượng bài viết có tốt hay không. Trung bình nếu làm việc hiệu quả thì 3 tháng sẽ tăng giá.
Nhận lương qua tài khoản ngân hàng vào các ngày trong tuần! Cứ đủ 20 bài bạn có quyền yêu cầu admin chuyển lương. Tiền lương sẽ bị chậm hơn vào các ngày cuối tuần, lễ, tối đa là 2 ngày sẽ có. Nhanh thì 5 phút là có
Hướng dẫn đăng nhập vào trang viết bài
Cấu trúc một bài viết
Gồm 3 phần: Giới thiệu tài liệu, mô tả trích dẫn tài liệu và lời kết (tương tự 3 phần). Dưới đây sẽ giới thiệu sơ lược phần đầu và phần cuối. Còn phần giữa sẽ được giới thiệu cuối cùng vì đó là phần quan trọng nhất.
Phần đầu: Giới thiệu sơ lược về tài liệu
Ở phần này, CTV cần viết khoảng 50-100 từ (tương đương 3 – 4 dòng trong trình soạn thảo). Nội dung viết xoay quanh tài liệu. Điều quan trọng là phải chèn được từ khóa mà admin đã gửi. Chèn một cách tự nhiên nhất. Sau khi giới thiệu tài liệu thì coppy link tài liệu và bỏ sau đoạn giới thiệu
Ví dụ: Admin đưa cho các bạn một tài liệu với từ khóa “Áp dụng mệnh đề vào suy luận toán học” các bạn có thể viết đoạn giới thiệu như sau:
Áp dụng mệnh đề vào suy luận toán học là chuyên mục bao gồm rất nhiều dạng bài tập khác nhau. Nhằm giúp các em có một nguồn tài liệu tự học phong phú, đầy đủ và rõ ràng. Chúng tôi đã tổng hợp một số bài tập về áp dụng mệnh đề vào suy luận toán học. Những bài tập dưới đây mang tính cốt lõi đặc trưng cho từng dạng toán. Do đó, đây được coi là những bài tập cơ sở giúp các em làm quen với dạng toán này.
https://drive.google.com/file/d/12y66cdI7-mhZYp_NS9jF_l-IWi1Fib2u/view
Phần cuối: Lời nhắn nhủ, lời kết bài
Ở phần này cũng viết một đoạn có độ dài khoảng bằng đoạn đầu và cũng chèn từ khóa. Cũng tương tự như bài viết trước thì ta sẽ lấy lại từ khóa “Áp dụng mệnh đề vào suy luận toán học” và có thể viết như sau:
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong khá nhiều phương pháp giải và dạng bài tập về áp dụng mệnh đề vào suy luận toán học.Mong rằng với phương pháp và ví dụ bên trên có thể giúp các em một phần chinh phục chuyên đề này. Để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình học chương áp dụng mệnh đề vào suy luận toán học, các em cần nắm vững lý thuyết và phương pháp giải.
Phần giữa: Mô tả tài liệu ♦
Đây là phần quan trọng nhất. Các bạn cần phải tóm lượt lại toàn bộ tài liệu bằng cách coppy từ tài liệu có chọn lọc và chỉnh sửa. Ở đây cần chia ra các loại tài liệu như sau và với mỗi loại thì có cách viết khác nhau:
Loại 1: Tài liệu có phân dạng rõ ràng
Đối với loại tài liệu này, bạn liệt kê tên các dạng bài tập, sau đó mỗi dạng nêu phương pháp (nếu có) và trích dẫn một vài bài tập sao cho toàn bài viết đủ 700 từ theo qui định. Do đó, tùy vào số dạng bài toán mà số bài tập mỗi dạng khác nhau. Tất cả đều phải có bài tập dẫn chứng không được bỏ trống. Chẳng hạn tài liệu trên thì chúng ta sẽ nêu như sau:
Dạng 1: Xác định mệnh đề.Tính đúng sai của mệnh đề
Ví dụ 1: Xét xem các phát biểu sau có phải là mệnh đề hay không ? Nếu là mệnh đề thì cho biết đó là mệnh đề đúng hay sai ?
a) Iran là một nước thuộc Châu Âu phải không ?
b) Phương trình x^2 + 5x + 6 = 0 vô nghiệm.
c) Chứng minh bằng phản chứng khó thật !
d) x + 4 là một số âm.
e) Nếu n là số chẵn thì n chia hết cho 4
Dạng 2: Xác định mệnh đề đảo, mệnh đề phủ định của một mệnh đề
Phương pháp giải
- Mệnh đề phủ định của P “không phải là P”
- Mệnh đề Q =)) P là mệnh đề đảo của mệnh đề P =)) Q.
Ví dụ 2: Tìm mệnh đề đảo của mệnh đề sau và cho biết mệnh đề đảo đúng hay sai.”Nếu hai góc đối đỉnh thì chúng bằng nhau”.
Dạng 3: Phương pháp chứng minh phản chứng
Phương pháp giải:
- Đề bài yêu cầu chứng minh P(x) =) Q(x). Xác định giả thiết P(x), kết luận Q(x) của định lí.
- Giả sử Q(x) sai ta suy ra vô lí (kết hợp với P(x) khi cần)
Ví dụ 3: Chứng minh rằng nếu n là số nguyên tố lẻ thì 3n + 2 cũng là số nguyên tố.
Dạng 4: Phát biểu định lí, định lí đảo dạng điều kiện cần, điều kiện đủ
Phương pháp giải:
- Lấy x X sao cho P(x) đúng, chứng minh Q(x) đúng.
- P(x) là điều kiện đủ để có Q(x) hay Q(x) là điều kiện cần để có P(x).
Bài viết mẫu: https://tailieure.com/bai-tap-ve-dinh-luat-bao-toan-dong-luong.html (Trong bài có sử dụng một số hình ảnh để cho nhanh, công việc này là của admin các bạn không cần để ý nhé, chỉ cần để ý phần text thôi)
Tất nhiên các ví dụ trên mỗi dạng bài có thể có phương pháp giải hoặc không (tùy vào tài liệu), các đoạn chữ đều lấy từ tài liệu và bạn có quyền lược bỏ công thức nếu không thể gõ được. Mỗi dạng bài trích số bài tập tùy thích, miễn sao dễ gõ là được.
Loại 2: Tài liệu không phân dạng
Ở loại này thì khá đơn giản, bạn chỉ coppy bài tập sao cho toàn bộ bài viết đủ số từ qui định (700 từ). Nhớ là lựa các bài dễ coppy thôi, không cần phải theo thứ tự rồi chỉnh sửa phức tạp.
Loại 3: Tổng hợp các dạng bài tập trong 1 chương, 1 kì hoặc dạng bài tập lớn
Ở loại thì lại khác, nếu từ khóa là “Tổng hợp các dạng bài tập vật lý 10” thì có khá nhiều dạng, liệt kê các dạng ra cũng đủ 700 chữ rồi. Do đó, các em viết theo cấu trúc sau:
Dạng 1: ….
- Bài toán về
- Bài toán về
Dạng 2:
- Bài toán liên quan…
- Bài toán liên quan…
Cứ viết tên dạng bài tập là được rồi. Viết theo cấu trúc nhánh: 1 loại bài tập sẽ có nhiều bài tập nhỏ hơn nữa.
Loại 4: Tổng hợp đề thi
Ở dạng này các em chia thành 2 phần nhỏ:
- Phần 1: Liệt kê tên các đề thi có trong tài liệu. Ghi tiêu đề là: “Tổng hợp các đề thi …”
- Phần 2: Trích đoạn một vài câu hỏi dễ coppy theo ma trận đề thi: trắc nghiệm, tự luận (nếu có)
Chẳng hạn:
Phần 1: Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm
….
…
Phần 2: Tổng hợp các câu hỏi tự luận
…
…
…
Phần 3: Đáp án đề thi
…
…
…
Bài viết mẫu: https://tailieure.com/de-thi-hk1-toan-10.html
Mỗi phần trích đoạn một vài câu dễ coppy nhất, không nhất thiết phải gõ công thức dài dòng mất thời gian.
Yêu cầu bắt buộc:
- Bài viết đủ 3 phần như hướng dẫn trên
- Viết tối thiểu 700 từ (tài liệu nào dễ coppy thì có thể hơn, ngược lại tài liệu quá nhiều công thức có thể giảm xuống)
- Chỉ bôi đen từ khóa và các mục chính, bài viết chỉ sử dụng màu chữ đen.
- Các mục chính kết thúc không có dấu câu
- Viết cấu trúc dấu chấm, dấu phẩy đúng chuẩn, không viết hoa giữa câu.
- Coppy text lưu ý phải chỉnh sửa cấu trúc nhìn sao cho đẹp mắt, không để chữ nhảy lộn xộn.
Chẳng hạn sau khi coppy text có những chỗ chữ sẽ nhảy lung tung:
This is a good spot. Let’s stop and have our picnic
next to the river.
Oh no! Someone
forgot to throw these empty paper bags away.
There is litter everywhere!
Nếu là đoạn văn liền mạch thì phải chỉnh sửa lại (bằng cách dùng các phím delete, enter xuống dòng)
This is a good spot. Let’s stop and have our picnic next to the river. Oh no! Someone forgot to throw these empty paper bags away. There is litter everywhere!
Tóm lại, nếu nghiệm túc thì cứ khoảng 20 phút bạn sẽ hoàn thành một bài viết theo đầy đủ yêu cầu trên. Tuy nhiên đó là khi bạn làm quen tay nhé. Lưu ý tránh tính cẩu thả khi viết bài… việc này sẽ bị nhắc nhở trước khi tước quyền trở thành cộng tác viên. Cảm ơn các bạn. Mọi thắc mắc xin gửi về emai: vohieutrung99@gmail.com
Leave a Reply