Tóm tắt tài liệu
Bài tập dòng điện không đổi có lời giải là tài liệu tổng hợp các phần, các phân dạng kèm theo đó về dòng điện không đổi, mỗi bài tập sẽ có những lời giải đầy đủ, chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu. Các bài tập về dòng điện không đổi là những bài tập cốt lõi, cơ bản và đặc trưng cho mỗi dạng, mỗi phần.
Các dạng bài tập dòng điện không đổi có lời giải
Phần I: Cường độ dòng điện – Suất điện động
Kiến Thức
1. Cường độ dòng điện được xác định bằng thương số của điện lượng Δq dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn trong khoảng thời gian Δt và khoảng thời gian đó. I =Δ t/Δ q
2. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không thay đổi theo thời gian. Đơn vị của cường độ dòng điện là Ampe (A).
3. Nguồn điện là một nguồn năng lượng có khả năng cung cấp điện năng cho các dụng cụ tiêu thụ điện ở mạch ngoài. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và được đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi dịch chuyển một điện tích dương q ngược chiều điện trường (trong vùng có lực lạ) và độ lớn của điện tích đó. Đơn vị của suất điện động là Vôn (V)
Bài tập
Dạng 1: Cường độ dòng điện, suất điện động của nguồn điện
Phương pháp chung:
– Tính cường độ dòng điện, số electron đi qua một đoạn mạch. ⇒ Dùng các công thức: l = q/t
– Tính suất điện động hoặc điện năng tích lũy của nguồn điện. Dùng công thức:
2. Suất điện động của một nguồn điện là 12 V. Tính công của lực lạ khi dịch chuyển một lượng điện tích là
0,5 C bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương của nó ? Đs: 6 J.
Phần II: Điện năng- Công suất
Kiến thức
1. Điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch với cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua đoạn mạch đó. A = U.I.t
2. Công suất điện của một đoạn mạch bằng tích của hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
Hướng dẫn giải bài tập
– Ở chủ đề này, các câu hỏi và bài tập chủ yếu về: Tính điện năng tiêu thụ và công suất điện của một đoạn mạch. Tính công suất tỏa nhiệt và nhiệt lượng tỏa ra trên một vật dẫn. Tính công và công suất của nguồn điện.
– Cần lưu ý những vấn đề sau:
+ Trong các công thức tính công, tính nhiệt lượng: Để có công, nhiệt lượng tính ra có đơn vị là Jun (J) cần chú ý đổi đơn vị thời gian ra giây (s).
+ Mạch điện có bóng đèn:
Bài tập
Dạng 1: Vận dụng định luật jun-lenxơ. công suất điện
PP chung:
Ap dụng công thức:
– Công và công suất của dòng điện ở đoạn mạch: A = U.I.t
– Định luật Jun-LenXơ:
– Công suất của dụng cụ tiêu thụ điện:
1. Cho mạch điện như hình, trong đó U = 9V, R1 = 1,5 Ω. Biết hiệu điện thế hai đầu R2 = 6v. Tính nhiệt lượng tỏa ra trên R2 trong 2 phút ? Đ s: 1440 J.
Phần III: Định luật ohm
Kiến thức
1. Định luật ôm đối với toàn mạch: Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó. Định luật ôm đối với toàn mạch hoàn toàn phù hợp với định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng ta có: Công của nguồn điện sinh ra trong mạch kín bằng tổng công của dòng điện sản ra ở mạch ngoài và mạch trong.
Hướng dẫn giải bài tập dòng điện không đổi có lời giải
Ở chủ đề này có thể có các dạng bài tập dòng điện không đổi có lời giải như sau:
– Tính cường độ dịng điện qua một mạch kín.
+ Tính điện trở mạch ngoài.
+ Tính điện trở toàn mạch: Rtm = RN + r.
+ Áp dụng định luật Ôm:
III.Bài tập
Dạng 1: Định luật ôm đối với toàn mạch.
PP chung: Định luật ôm đối với toàn mạch
Hệ quả:
– Hiệu điện thế mạch ngoài (cũng là hiệu điện thế giữa hai cực dương âm của nguồn điện).
– Nếu điện trở trong r = 0 hay mạch hở (I = 0) thì U .
– Nếu điện trở mạch ngoài R = 0 thì I = , lúc này đoạn mạch đã bị đoản mạch (Rất nguy hiểm, vì khi đó I tăng lên nhanh đột ngột và mang giá trị rất lớn.)
2. Nếu mắc điện trở 16 Ω với một bộ pin thì cường độ dịng điện trong mạch bằng 1 A. Nếu mắc điện trở 8Ω vo bộ pin đó thì cường độ bằng 1,8 A. Tính suất điện động và điện trở trong của bộ pin.
Đ s: 18 V, 2 Ω
Dạng 2: Định luật ôm đối với đoạn mạch (thuần r hoặc chứa nguồn).
PP chung:
– Định luật ôm đối với đoạn mạch:
Trường hợp ngoài điện trở, trong mạch còn có các dụng cụ đo(Vôn kế và Ampe kế ) thì căn cứ vào dữ kiện cho trong đề để biết đó có phải là dụng cụ đo lý tưởng (nghĩa là Vôn kế có Rv = ∞, Ampe
kế có RA = 0) hay không.
– Đoạn mạch chứa nguồn: (máy thu điện)
1. Cho mạch điện như hình vẽ, Rb là một biến trở. Hiệu điện thế U giữa hai đầumạch điện có giá trị không đổi. Biết Ampe kế có điện trở không đáng kể, vôn kế có điện trở rất lớn. Điều chỉnh biến trở sao cho:
– Khi ampe kế chỉ 0,4 A thì vôn kế chỉ 24 V.
– Khi ampe kế chỉ 0,1 A thì vôn kế chỉ 36 V.
Tính hiệu điện thế U và điện trở R.
CHÚ Ý:
– Trong trường hợp không biết rõ chiều dòng điện trong mạch điện thì ta tự chọn một chiều dòng điện và theo dòng điện này mà phân biệt nguồn điện nào là máy phát (dòng điện đi ra từ cực dương và đi vào cực âm), đâu là máy thu (dòng điện đi vào cực dương và đi ra từ cược âm).
– Nếu ta tìm được I > 0: chiều dòng điện ta chọn chính là chiều thực của dòng điện trong mạch.
– Nếu ta tìm được I < 0: chiều dòng điện thực trong mạch ngược với chiều ta đã chọn ban đầu.
Cảm ơn các em đã xem và tải xuống bài tập dòng điện không đổi có lời giải, bộ tài liệu này sẽ giúp các em nếu như còn mơ màng, chưa nắm rõ có thể hiểu lý thuyết và làm thuần thục bài tập hơn, nếu đã nắm vững thì nó sẽ bổ trợ kỹ năng làm bài tập tự luận cũng như trắc nghiệm. Chúc các em học tốt!
Leave a Reply