Tóm tắt tài liệu
Vậy là một kì học nữa sắp kết thúc, hẳn là lúc này có khá nhiều bạn học sinh từ mù Lý đến khá giỏi Lý đều cần tìm một bộ tài liệu để ôn thi học kì và giành lấy điểm cao trong kì thi HK1. Đáp ứng nguyện vọng đó của các bạn, chúng tôi đã tổng hợp bộ tài liệu bao gồm các kiến thức ôn tập vật lý 11 hay còn gọi là đề cương ôn tập Vật lý 11 học kì 1. Với tài liệu này. Các kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa đều được cô đọng lại một cách ngắn gọn và chi tiết nhất. Đặc biệt là sau khi đã đọc lý thuyết xong các bạn sẽ được làm khá là nhiều dạng bài tập cơ bản, khó và hay nữa.
Lý thuyết quan trọng vật lý 11 học kì I
Nêu các cách làm cho vật nhiễm điện? Đặc điểm? Giải thích ?
– Có 3 cách làm vật nhiễm điện:
+ Cọ xát: 2 vật cọ xát nhiễm điện trái dấu
+ Tiếp xúc với vật nhiễm điện: vật mang điện cùng dấu với vật nhiễm điện
+ Hưởng ứng với vật nhiễm điện: vật nhiễm điện phân cực đầu gần mang điện trái dấu đầu xa mang điện cùng dấu
– Giải thích: dựa vào thuyết electron với nguyên tắc vật thừa (nhận thêm) electron mang điện tích âm, vật thiếu (mất bớt) electron mang điện tích dương.
Định luật Cu-lông
Viết công thức và nêu ý nghĩa các đại lượng trong công thức và đơn vị. Cho biết đặc điểm của lực điện giữa hai điện tích điểm ?
Định luật Cu-lông :
Lực hút hay lực đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng:
F=k|q1.q2|/r^2.
F là lực tác dụng đo bằng đơn vị niutơn (N),
r là khoảng cách giữa hai điện tích, đo bằng mét (m),
q1, q2 là các điện tích, đo bằng culông (C),
k là hệ số tỉ lệ, phụ thuộc vào hệ đơn vị đo. Trong hệ SI, k = 9.10^9.
Nêu bản chất dòng điện trong kim loại
Sự phụ thuộc của điện trở suất theo nhiệt độ? Hiện tượng siêu dẫn là gì? Hiện tượng nhiệt điện là gì ?
– Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do dưới tác dụng của điện trường.
– Điện trở suất p của kim loại tăng theo nhiệt độ gần đúng theo hàm bậc nhất: p=po[1+a(t-to)]
– Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng điện trở suất của một số vật liệu giảm đột ngột xuống bằng 0 khi nhiệt độ của vật liệu giảm xuống thấp hơn một giá trị Tc nhất định, gọi là nhiệt độ tới hạn. Giá trị này phụ thuộc vào bản thân vật liệu.
– Hiện tượng nhiệt điện là hiện tượng xuất hiện một suất điện động trong mạch của một cặp nhiệt điện khi hai mối hàn được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
Nêu bản chất dòng điện trong chất khí và điều kiện tạo ra tia lửa điện
Điều kiện tạo ra hồ quang điện và ứng dụng của hồ quang điện?
– Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện trường, các ion âm, êlectron tự do ngược chiều điện trường. Các hạt tải điện này do chất khí bị ion hoá sinh ra.
– Điều kiện tạo ra tia lửa điện:
+ Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực trong chất khí giữa hai điện cực khi điện trường đủ mạnh để biến phân tử khí trung hòa thành các ion dương và các êlectron tự do.
+ Tia lửa điện có thể xảy ra trong không khí ở điều kiện thường, khi điện trường đạt đến giá trị ngưỡng vào khoảng 3.106 V/m.
– Điều kiện tạo ra hồ quang điện: Dòng điện qua chất khí giữ được nhiệt độ cao của catôt để catôt phát được electron bằng hiện tượng phát xạ nhiệt electron.
Ứng dụng: Hồ quang diện có nhiều ứng dụng như hàn điện, làm đèn chiếu sáng, đun chảy vật liệu.
Đề cương ôn tập Vật lý 11 học kì 1 chương 1: Điện tích – Điện trường
Bài 20: Một electron chuyển động dọc theo đường sức của một điện trường đều có cường độ điện trường E=100 V/m với vận tốc ban đầu 300 km/s theo hướng của véc tơ E.Hỏi electron chuyển động được quãng đường dài bao nhiêu thì vận tốc của nó giảm đến bằng không?
Bài 21: Một electron được thả không vận tốc ban đầu ở sát bản âm trong điện trường đều giữa hai bản kim loại phẵng tích điện trái dấu. Cường độ điện trường giữa hai bản là 100 V/m. Khoảng cách giữa hai bản là 1 cm. Tính động năng của electron khi nó đến đập vào bản dương.
Bài 22: Một electron bay vào một điện trường đều có E= 910V/m với vận tốc ban đầu v0= 2.106m/s cùng hướng với đường sức. Mô tả chuyển động của electron trong điện trường ? Tìm quãng đường mà electron vào sâu nhất trong điện trường và thời gian để đi hết quãng đường đó ?
Ôn tập chương 2: Dòng điện không đổi
Bài 2: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1(Ω) được mắc với điện trở 4,8(Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V).
a. Xác định suất điện động của nguồn điện ?
b. Tìm công của nguồn điện thực hiện trong thời gian 10 phút
c. Tìm hiệu suất của bộ nguồn điện
ĐS: ξ= 12,25V, A=18375J, H=97,96%
Bài 3: Một nguồn điện có suất điện động ξ = 6(V), điện trở trong r = 2(Ω), mạch ngoài có điện trở R.Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài là 4(W).
a. Tìm giá trị của điện trở R
b. Tìm công của nguồn điện thực hiện trong thời gian 1 phút
c. Tìm hiệu suất của bộ nguồn điện.
ĐS: R=1Ω, A=720J, H=33,33%,R=4Ω, A= 360J, H=66,67%
Bài 4: Một nguồn điện có suất điện động ξ = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R.
a. Xác định R để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất ?
b. Tìm giá trị công suất mạch ngoài cực đại ? ĐS: R=2Ω, P=4,5W
Ôn tập chương 3: Dòng điện trong các môi trường
Bài 1: Chiều dày của một lớp niken phủ lên một tấm kim loại là h = 0,05 mm sau khi điện phân trong 30 phút. Diện tích mặt phủ của tấm kim loại là 30 cm^2. Xác định cường độ dòng điện chạy qua bình điện phân. Biết niken có A = 58, n = 2 và có khối lượng riêng là p =8,9 g/cm^3
Bài 2: Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích tổng cộng 200 cm^2 , người ta dùng tấm sắt làm catôt của một bình điện phân đựng dùng dịch CuSO4 và anôt là một thanh đồng nguyên chất, rồi cho dòng điện có cường độ I = 10 A chạy qua trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây. Tìm bề dày lớp đồng bám trên mặt tấm sắt. Cho biết đồng có A = 64; n = 2 và có khối lượng riêng p = 8,9.103 kg/m^3
Bài 3: Một bình điện phân có anôt là Ag nhúng trong dung dịch AgNO3, một bình điện phân khác có anôt là Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Hai bình đó mắc nối tiếp nhau vào một mạch điện. sau 2 giờ, khối lượng của cả hai catôt tăng lên 4,2 g. Tính cường độ dòng điện đi qua hai bình điện phân và khối lượng Ag và Cu bám vào catôt mỗi bình.
Thế là chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu cả lý thuyết và bài tập của ba chương quan trọng ở học kì I của Vật Lý 11 qua tài liệu đề cương ôn tập Vật lý 11 học kì 1. Tin rằng qua đề cương này, các bạn đã có hướng ôn tập chuẩn nhất cho bản thân qua lý thuyết được tổng hợp chi tiết và bài tập chọn lọc phù hợp mức độ học sinh, ngay cả những bạn mất gốc Vật Lý. Hãy tin vào câu nói : “Vật Lý không khó, khó ở siêng hay không mà thôi” và đừng quên theo dõi chúng tôi để có siêu nhiều tài liệu ôn tập hay và thú vị nhé.Chúc các bạn học thật tốt.
Leave a Reply