Tóm tắt tài liệu
Để giải bài tập về cực trị số phức, ta sử dụng một số bất đẳng thức số phức. Như là bất đẳng thức tam giác, công thức trung tuyền, tập hợp điểm. Ở tài liệu này, chúng tôi giới thiệu đến các em một số dạng toán về số phức cũng như cực trị số phức. Các bài toán đều được phân dạng rõ ràng và chi tiết.
Bài tập cực trị số phức
Phương pháp giải toán cực trị số phức
Có nhiều cách để giải một bài toán. Riêng dạng toán cực trị số phức cũng không ngoại lệ. Người ta thường đi theo hai hướng sau đây:
- Phương pháp đại số
- Phương pháp hình học
Các phương pháp đều bổ trợ cho nhau. Việc sử dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào sự lựa chọn cũng như kiến thức từng người đối với dạng toán.
Kiến thức cần nắm về số phức
Bất đẳng thức tam giác:
+ |z1 + z2| ≤ |z1| + |z2|, dấu “=” khi z1 = kz2 với k ≥ 0
+ |z1 − z2| ≤ |z1| + |z2|, dấu “=” khi z1 = kz2 với k ≤ 0
+ |z1 + z2| ≥ ||z1| − |z2||, dấu “=” khi z1 = kz2 với k ≤ 0
+ |z1 − z2| ≥ ||z1| − |z2||, dấu “=” khi z1 = kz2 với k ≥ 0
Công thức trung tuyến:
|z1 + z2|^2 + |z1 − z2|^2 = 2(|z1|^2 + |z2|^2)
Tập hợp điểm
+ |z − (a + bi)| = r: Đường tròn tâm I(a; b) bán kính r
+ |z − (a1 + b1i)| = |z − (a2 + b2i)|: Đường trung trực của AB với A(a1; b1), B(a2; b2)
+ |z − (a1 + b1i)| + |z − (a2 + b2i)| = 2a:
– Đoạn thẳng AB với A(a1; b1), B(a2; b2) nếu 2a = AB
– Elip (E) nhận A, B làm hai tiêu điểm với độ dài trục lớn là 2a nếu 2a > AB
Đặc biệt |z + c| + |z − c| = 2a: Elip (E) : x^2/a^2 + y^2/b^2 = 1 với b = √(a^2 − c^2)
Xem thêm: Bất đẳng thức bernoulli
Câu hỏi phổ biến về cực trị trong số phức
- Cho số phức Z, hỏi mô đun lớn nhất của số phức Z là gì?
- Trong các số phức Z thỏa mãn yêu cầu đề bài. Tìm số phức Z có mô đun nhỏ nhất
- Cho số phức Z thỏa mãn. Giá trị nhỏ nhất của |Z| là?
- Cho số phức Z thỏa mãn điều kiện cho trước. Biểu thức |Z| có giá trị lớn nhất là?
- Cho số phức z thỏa mãn điều kiện cho trước. Biểu thức Q = m.z + n.|z| đạt giá trị nhỏ nhất tại z = ai + b. Tính giá trị của biểu thức P = a – 4b
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong một số định nghĩa về cực trị số phức, bất đẳng thức số phức cũng như một vài bài tập đặc trưng. Các dạng toán số phức ngày càng được khai thác nhiều trong toán trắc nghiệm. Do đó, các em học sinh cần phải lưu ý phần số phức nếu muốn đạt điểm cao. Các bài tập số phức thường mang tính kế thừa là chủ yếu. Do đó, các dạng toán lặp đi lặp lại nhiều. Muốn học tốt chỉ cần nắm vững một dạng nhất định.
Xem thêm: Bất đẳng thức trị tuyệt đối
dat nguyen
21/06/2019 at 10:22talieure co dien dan trao doi thong tin hay hoi nhom group tren fb ko, cho em join voi
Nguyễn Tấn Linh
21/06/2019 at 11:41Bên like fanpage và theo dõi thông tin từ tailieure nhé
https://www.facebook.com/tailieure2018/
Zink
21/06/2019 at 10:20Có nhắn tin hỏi thầy mà ko thấy ai trả lời ạ, thầy ơi rep inbox giúp em với ạ, thanks thầy
Nguyễn Tấn Linh
21/06/2019 at 11:43Mình không online thường xuyên lắm, nên bạn có thể để lại tin nhắn chờ, mình sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất nhé.
Adam
21/06/2019 at 10:19Có video bài giảng hướng dẫn k
Nguyễn Tấn Linh
21/06/2019 at 11:44Hiện tại tailieure đang trong giai đoạn hoàn thiện và sẽ sớm ra mắt bài giảng dưới dạng video ạ, bạn chờ xem nhé 🙂
Nguyet Anh
21/06/2019 at 10:18cứ tưởng số phức dễ ăn mà hóa ra cũng đắng dữ thần :((
Nguyễn Tấn Linh
21/06/2019 at 11:45Thực ra số phức chỉ xoay quanh vài dạng thôi bạn ơi, chỉ cần làm quen các dạng là thuần thục được số phức rồi, không khó đâu 🙂
Trí
21/06/2019 at 10:08có dạng toán số phức đơn giản ko ạ? Ad mail giúp em với, em cảm ơn ạ
Mail: duongdinhtri543@gmail.com
Tien
21/06/2019 at 10:06có link bài trị tuyệt đối dạng cơ bản của cấp 2 ko ad
Nguyễn Tấn Linh
21/06/2019 at 11:46Bạn xem kiến thức và bài tập trị tuyệt đối tại đây nha
https://tailieure.com/bat-dang-thuc-tri-tuyet-doi.html