Tóm tắt tài liệu
Sóng âm là gì? Các kiến thức cơ bản và dạng bài tập về sóng âm là những nội dung thường xuất hiện trong kỳ thi THPT Quốc gia. Chính vì vậy các bạn cần phải ôn luyện kỹ về nội dung này. Để làm tốt dạng bài tập Sóng âm, chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc tài liệu bài tập Sóng âm, tuy với số lượng trang có hạn nhưng bài tập Sóng âm đã tổng hợp những bài tập hay bổ ích cho các bạn.Nào,chúng ta cùng theo dõi nhé.
Bài tập sóng âm
Câu 1. Tính cường độ âm tại một điểm
Hai điểm M và N nằm ở cùng 1 phía của nguồn âm , trên cùng 1 phương truyền âm có LM = 30 dB , LN = 10 d B. Nếu nguồn âm đó dặt tại M thì mức cường độ âm tại N khi đó là :
A.12 B.7 C.9 D.11
Giải
Gọi P là công suất của nguồn âm khi đó ta có:
- LM =10lgIM/Io ; LN =10lgIN/Io
- LM – LN = 10 lgIM/IN = 20dB –> IM/IN = 10^2 = 100.
- RN/RM = 10 –> RM = 0,1RN
- RNM = RN – RM = 0,9RN
Khi nguồn âm đặt tại M
L’N =10lgL’N/lo với I’N = IN/0,81.
L’N = 10lgL’N/lo = 0,915 +10 = 10,915 = 11 dB
Đáp án D
Câu 2. Tính mức cường độ âm toàn phần
Tại một điểm nghe được đồng thời hai âm: am truyền tới có mức cường độ âm là 65dB, âm phản xạ có mức cường độ âm là 60dB. Mức cường độ âm toàn phần tại điểm đó là?
A. 5dB B. 125dB C. 66,19dB D. 62,5dB
Giải: Gọi I1 và I2 là cường độ âm tới và âm phản xạ tại điểm đó. Khi đó cường độ âm toàn phần là I = I1 + I2
lgI1/I0 = 6,5 –> I1 = 10 mũ 6,5 I0
lgI2/l0 = 6 —> I2 = 10^6 I0.
=> L = 66,19dB.
Đáp án C.
Câu 3. Tính khoảng cách điểm khi biết mức cường độ âm
Cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng, theo thứ tự xa dần nguồn âm. Mức cường độ âm tại A, B, C lần lượt là 40dB; 35,9dB và 30dB. Khoảng cách giữa AB là 30m và khoảng cách giữa BC là
A. 78m
B. 108m
C. 40m
D. 65m
Câu 4. Tìm số ca sĩ trong dàn hợp ca
Trong một bản hợp ca, coi mọi ca sĩ đều hát với cùng cường độ âm và coi cùng tần số. Khi một ca sĩ hát thì mức cường độ âm là 68 dB Khi cả ban hợp ca cùng hát thì đo được mức cường độ âm là 80 dB.Số ca sĩ có trong ban hợp ca là
A. 16 người.
B. 12 người.
C. 10 người.
D. 18 người
Giải: gọi số ca sĩ là N =, cường độ âm của mỗi ca sĩ là I LN – L1 = 10lgNI/I = 12dB –>lgN = 12dB -> N=15,85= 16 người.
Đáp án A.
Câu 5. Tìm khoảng cách 2 điểm biết cường độ âm biến đổi
Tại O có 1 nguồn phát âm thanh đẳng hướng với công suất ko đổi.1 người đi bộ từ A đến C theo 1 đường thẳng và lắng nghe âm thanh từ nguồn O thì nghe thấy cường độ âm tăng từ I đến 4I rồi lại giảm xuống I .Khoảng cách AO bằng:
A.AC (căn2)/2 B.AC (căn 3)/3
C.AC/3 D.AC/2
Giải: Do nguồn phát âm thanh đẳng hướng Cường độ âm tại điểm cách nguồn âm R. Giả sử người đi bộ từ A qua M tới C
—–> IA = IC = I—-> OA = OC IM = 4I ——> OA = 2. OM. Trên đường thẳng qua AC IM đạt giá trị lớn nhất, nên M gần O nhất —-> OM vuông góc với AC và là trung điểm của AC
=> AO = AC (căn 3)/3.
Câu 6. Lý phâm âm học
Trên sợi dây đàn dài 65cm sóng ngang truyền với tốc độ 572m/s. Dây đàn phát ra bao nhiêu hoạ âm (kể cả âm cơ bản) trong vùng âm nghe được ?
A. 45. B. 22. C. 30. D. 37.
Giải :
f= n(v/2l) = 440n ≤ 20000Hz —–> 1 ≤ n ≤ 45.
Đáp án A
Câu 7. Mức cường độ âm đồng thời
Một người đứng giữa hai loa A và B. Khi loa A bật thì người đó nghe được âm có mức cường độ 76dB. Khi loa B bật thì nghe được âm có mức cường độ 80 dB. Nếu bật cả hai loa thì nghe được âm có mức cường độ bao nhiêu?
Giải :
L = = lg(10^7,6 + 10^8 ) = lg139810717,1 = 8,1455 B = 81,46dB.
Câu 8. Số điểm dao động
Hai nguồn âm O1,O2 coi là hai nguồn điểm cách nhau 4m, phát sóng kết hợp cùng tần số 425 Hz, cùng biên độ 1 cm và cùng pha ban đầu bằng không (tốc độ truyền âm là 340 m/s). Số điểm dao động với biên độ 1cm ở trong khoảng giữa O1O2 là:
A. 18. B. 8. C. 9. D. 20.
Giải:
Bước sóng: λ = v/f = 340/425 = 0,8m. Xét điểm M trên O1O2 dao động với biên độ cực đại O1M = d1; Trên O1O2 có sóng dừng với O1 và O2 là 2 nút. M là bụng sóng khi d1=(2n+1)v/4 = (2n+1).0,2 0 < d1 = 0,2(2n+1) < 4 —-> 0 ≤ n ≤ 9 : có 10 điểm dao động với biên độ cực đai 2cm.Số điểm dao động với biên độ 1cm ở trong khoảng giữa O1O2 là:10 x 2 = 20.
Chọn đáp án D.
Câu 9. Mức cường độ âm tại một điểm
Hai điểm A, B nằm trên cùng một đường thẳng đi qua một nguồn âm và ở hai phía so với nguồn âm. Biết mức cường độ âm tại A và tại trung điểm của AB lần lượt là 50 dB và 44 dB. Mức cường độ âm tại B là
A. 28 dB B. 36 dB C. 38 dB D. 47 dB
Câu 10. Cường độ âm tại một điểm bất kì
Một nguồn âm được coi là nguồn điểm phát sóng cầu và môi trường không hấp thụ âm.Tại một vị trí sóng âm biên độ 0,12mm có cường độ âm tại điểm đó bằng 1,80Wn.Hỏi tại vị trí sóng có biên độ bằng 0,36mm thì sẽ có cường độ âm tại điểm đó bằng bao nhiêu ?
A. 0,60Wm^-2
B.2,70Wm^-2
C.5,40Wm^-2
D.16,2Wm^-2
Oke, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu 10 câu trắc nghiệm trong tài liệu bài tập Sóng âm, thật bổ ích đúng không nào? Đây là một nội dung rất quan trọng trong kì thi THPTQG chiếm đến 10% đề thi vì thế cần có thái độ nghiêm túc học phần này. Nào còn chần chừ gì nữa, hãy tải về xem hoặc in ra để học nào. Chúc các bạn sống vui vẻ.
Leave a Reply