Tóm tắt tài liệu
Xin chào các em! Hôm nay tài liệu rẻ xin giới thiệu đến các em một số bài tập động lực học chất điểm khá quan trọng. Đó là những bài tập cơ bản nhất, phổ biến nhất, giúp các em hoàn thành một số dạng toán còn thiếu sót trong chương trình vật lý lớp 10 chương 2. Và điều đặc biệt rằng, các bài toán đều có lời giải chi tiết, hình vẽ rõ ràng và bình luận sau lời giải nhé. Để phục vụ nhu cầu của các em, đội ngũ admin đã nèn vào file pdf dưới đây, giúp các em có thể tải về và in ra một cách dễ dàng nhất.
- Tham gia nhóm vật lý trên facebook: https://goo.gl/yiYZ4n
- Xem thêm bài viết: Lý thuyết động lực học chất điểm
Để giúp các bạn đọc giả không xem được file pdf ở trên hoặc gặp lỗi, dưới đây là phần trích đoạn một số bài tập và lời giải. Các em cùng theo dõi nhé!
Bài 1: Bài toán về hai lò xo
Cho hai lò xo: lò xo một dài thêm 2cm khi treo vật m1 = 2kg, lò xo 2 dài thêm 3 cm khi treo vật m2 = 1,5kg. Tìm tỷ số k1/k2.
Bài 2: Bài toán xe tải kéo xe ô tô
Một xe tải kéo một ô tô bằng dây cáp. Từ trạng thái đứng yên sau 100s ô tô đạt vận tốc V = 36km/h. Khối lượng ô tô là m = 1000 kg. Lực ma sát bằng 0,01 trọng lực ô tô. Tính lực kéo của xe tải trong thời gian trên.
Bài 3: Bài toán hai lò xo cùng kéo một vật treo thẳng đừng
Hai lò xo khối lượng không đáng kể, độ cứng lần lượt là k1 = 100 N/m, k2 = 150 N/m, có cùng độ dài tự nhiên L0 = 20 cm được treo thẳng đứng như hình vẽ. Đầu dưới 2 lò xo nối với một vật khối lượng m = 1kg. Lấy g = 0m/s2. Tính chiều dài lò xo khi vật cân bằng.
Bài 4: Tìm độ cứng của lò xo ghép
Dạng toán tìm độ cứng của lò xo ghép khá đa dạng về cách ghép, tùy vào cách bố trí của đề bài mà ta có cách giải quyết khác nhau. Hãy tìm hiểu bài toán dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Bài 5: Bài toán tính gia tốc chuyển động của hai vật trượt trên sàn
Hai vật A và B có thể trượt trên mặt bàn nằm ngang và được nối với nhau bằng dây không dẫn, khối lượng không đáng kể. Khối lượng 2 vật là mA = 2kg, mB = 1kg, ta tác dụng vào vật A một lực F = 9N theo phương song song với mặt bàn. Hệ số ma sát giữa hai vật với mặt bàn là m = 0,2. Lấy g = 10m/s2. Hãy tính gia tốc chuyển động.
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong 5 bài tập trong hơn 30 tập của file pdf trên, các em thấy dạng toán này thế nào? Có khó không hay quá vừa tầm. Thời gian có hạn nên các admin chỉ share cho các em 5 bài thôi, nếu có nhu cầu đọc thêm, các em có thể tải xuống 30 bài tập động lực học chất điểm có lời giải chi tiết đã được đăng tải ở trên. Chúc các em ôn luyện tốt dạng bài tập này nhé!
- Từ khóa: hướng dẫn làm bài tập động lực học chất điểm, vật lý lớp 10 chương 2, bài tập động lực học chất điểm có lời giải chi tiết
- Chuyên mục: vật lý, vật lý 10, động lực học chất điểm
Leave a Reply