Tóm tắt tài liệu
Trong chương 1 của chương trình hóa lớp 10, có khá nhiều bài tập liên quan đến phần cấu tạo nguyên tử. Dưới đây là một số bài tập tự luận cũng như trắc nghiệm về chuyên đề này, các bạn có thể tải tài liệu này về để tham khảo thêm nhé. Tài liệu này gồm 28 trang ở định dạng file pdf. Các bạn có thể tải về để xem thêm chi tiết.
Bài tập tự luận về cấu tạo nguyên tử
Câu 1:
a, Hãy sắp xếp các nguyên tử và ion sau theo chiều tăng của số electron độc thân và giải thích: Mg(z = 12), P(z = 15), Cr (z= 24), S(z = 16), K(z = 19), Fe3+(z = 26), Fe(z = 26)
b. Hợp chất ion A được tạo nên từ cation M2+ và anion X2-. Trong phân tử A tổng số hạt proton, nơtron và electron là 84 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 28. Số hạt mang điện trong M2+ nhiều hơn trong X2-là 20 hạt. Xác định số khối, số hiệu nguyên tử của M, X và công thức phân tử của A.
Bài giải:
a) Xác định số e độc thân của các nguyên tử và ion bằng cách biểu diễn các e trên obitan nguyên tử:
Thứ tự: Mg, K, S, P, Fe, Fe3+, Cr
b) Hợp chất A được tạo thành từ cation M2+ và anion X2- nên có CTPT là MX Giả sử số proton và số electron của M và X trong A lần lượt là z1, n1 và z2, n2
Theo đề bài ta có hệ pt:
2z1 + n1 + 2z2 + n2 = 84
2z1 + 2z2 – (n1+ n2) = 28
2z2 – 2 – ( 2z1 + 2) = 20
z1 = 20, n1 = 20, z2 = 8, n2 = 8
M là Ca : z= 20, A = 40
X là O: z= 8, A = 16
Câu 2:
1) Chất X có công thức phân tử ABC ( với A, B, C là kí hiệu của 3 nguyên tố). Tổng số hạt mang điện và không
mang điện trong phân tử X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22, hiệu số khối
giữa B và C gấp 10 lần số khối của A, tổng số khối của B và C gấp 27 lần số khối của A.
a) Tìm công thức phân tử của X, viết công thức cấu tạo, công thức electron của X.
b) So sánh có giải thích tính axit của các chất: ABC, ABC2, ABC3, ABC4.
2) Tại sao nguyên tố Hidro được xếp vào vị trí nhóm IA và cũng có thể xếp vào nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn.
Bài giải:
1) Tổng số hạt mang điện và không mang điện trong phân tử X là 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22,
ZA + ZB + ZC = 26 (*) ,
NA + NB + NC = 30
vậy tổng số khối là 56
Ta có hệ AA + AB + AC = 56AB – AC = 10
AB + AC = 27
Giải hệ được AA = 2 => A là H (z=1)AC = 17, từ đk bền của nguyên tử 1≤ N/Z ≤1,5 => C là O ( z=8) hoặc N ( z=7)a) X là HClO
CTCT H-O-Cl O, Ct electron:
b) Tính axit: HClO < HClO2<HClO3<HClO4
Khi điện tích của nguyên tử Cl càng lớn thì liên kết O – H càng phân cực mạnh, khi đó H càng linh động và tính axit càng mạnh
2) H : z=1 xếp ở nhóm IA vì có cấu hình e là 1s1.
H xếp ở nhóm VII A vì: Giống các Halogen có xu thế nhận 1 e để đạt cấu hình bền của khí hiếm.
Là một phi kim, có độ âm điện tương đối lớn.
Tính chất hóa học giống halogen (VIIA) hơn tính chất của kim loại kiềm (IA)
Đơn chất là X2 , X – X giống cấu tạo của các đơn chất halogen.
Bài tập trắc nghiệm về cấu tạo nguyên tử
Câu 1: Cation R+ có cấu hình e kết thúc ở phân lớp 3p6. Vậy R thuộc:
A. Chu kỳ 2, nhóm VI A
B. Chu kỳ 4, nhóm I A
C. Chu kỳ 3, nhóm I A
D. Chu kỳ 4, nhóm VI A
Câu 2: Nguyên tử các nguyên tố xếp ở chu kỳ 5 có số lớp e trong nguyên tử là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 3: Số nguyên tố trong chu kỳ 3 và 4 là:
A. 8 và 18
B. 18 và 8
C. 8 và 8
D. 18 và 18
Câu 4: Nguyên tố X có số thứ tự là 26 trong bảng HTTH là:
A. Chu kỳ 3, nhóm VI A
B. Chu kỳ 4, nhóm VI B
C. Chu kỳ 4, nhóm VIII A
D. Tất cả đều sai
Câu 5: Cho một nguyên tố có số thứ tự 20 trong bảng HTTH. Xác định vị trí của nguyên tố này trong bảng HTTH.
A. Chu kỳ 4, nhóm II A
B. Chu kỳ 3, nhóm III A
C. Chu kỳ 2, nhóm III A
D. Chu kỳ 3, nhóm VII A
Câu 6: Cặp nguyên tố nào có độ âm điện khác nhau nhất?
A. B và C
B. Li và I
C. K và Cl
D. Se và S
Câu 7: Nguyên tố nào có tính chất giống nhất với phốtpho?
A. Si
B. S
C. As
D. Sb
Câu 8: Cặp nào gồm những nguyên tố có tính hóa học giống nhau nhất?
A. B và N
B. Li và K
C. Mg và Al
D. S và Cl
Câu 9: Trong một chu kỳ của bảng HTTH, khi đi từ trái sàng phải thì:
A. Năng lượng ion hóa giảm dần
B. Bán kính nguyên tử giảm dần
C. Độ âm điện giảm dần
D. Ái lực electron tăng dần
Câu 10: Các kim loại hoạt động nhất trong bảng HTTH có:
A. Bán kính lớn và độ âm điện cao
B. Bán kính nhỏ và độ âm điện thấp
C. Bán kính nhỏ và năng lượng ion hóa thấp
D. Bán kính lớn và năng lượng ion hóa thấp
Câu 11: Nguyên tố R, hợp chất khí với Hydro có công thức RH3, công thức của oxit cao nhất là:
A. R2O
B. R2O3
C. R2O2
D. R2O5
Trên đây là những bài tập đặc trưng nhất về cấu tạo nguyên tử. Chúc các bạn thành công với những bài tập trong tài liệu. Ghi nhớ rằng, điểm số bạn quyết định rất lớn thông qua những tài liệu mà bạn đang làm ở hiện tại nhé.
Tham khảo thêm
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%C3%AAn_t%E1%BB%AD
2. https://www.youtube.com/watch?v=U-wYw7d_BHI
Xem thêm video
(Bài tập cấu tạo nguyên tử cực hay)
Leave a Reply