Tóm tắt tài liệu
Tài liệu gồm 33 trang tổng hợp chi tiết các dạng bài tập liên kết hóa học, thuộc chương trình hóa lớp 10. Các dạng toán trong chương này bao gồm: Sự hình thành ion và liên kết ion, bài tập liên kết cộng hóa trị, cách xác định hóa trị và số hóa trị và một số dạng bài tập tự luận khác.
Phân dạng bài tập liên kết hóa học
Dạng 1: Sự hình thành ion và liên kết ion
Bài 1: Viết phương trình phản ứng có sự di chuyển electron khi cho:
a) Kali tác dụng với khí clo.
b) Magie tác dụng với khí oxy.
c) Natri tác dụng với lưu huỳnh.
d) Nhôm tác dụng với khí oxy.
e) Canxi tác dụng với lưu huỳnh.
f) Magie tác dụng với khí clor.
Bài 2: Viết phương trình phản ứng và dùng sơ đồ biểu diễn sự trao đổi electron trong quá trình phản ứng giữa:
a) Natri và flo
b) Canxi và clo
c) Magie và oxi
d) Nhôm và oxi
Cho biết điện hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất được tạo thành
Dạng 2. Liên kết cộng hóa trị
Bài 1: Biết rằng tính phi kim giảm dần theo thứ tự C, N, O, Cl. Viết công thức cấu tạo của các phân tử sau đây và
xem xét phân tử nào có liên kết phân cực mạnh nhất, vì sao? CH4 ; NH3 ; H2O ; HCl.
Bài 2: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau và xác định hóa trị các nguyên tố trong các
phân tử đó: N2O3 ; Cl2O ; SO2 ; SO3 ; N2O5 ; HNO2 ; H2CO3 ; Cl2O3 ; HNO3 ; H3PO4.
Bài 3: hãy nêu bản chất của các dạng liên kết trong phân tử các chất: N2, AgCl, HBr, NH3, H2O2, NH4NO3.
(Cho độ âm điện của Ag là 0,9 ; của Cl là 3)
Dạng 3. Cách xác định hóa trị và số oxi hóa
Bài 1: Cho biết cách tạo thành liên kết ion trong: Na2O ; MgO ; NaCl ; MgCl2 ; Na3N. Xác định điện hóa trị của các
nguyên tố trong các hợp chất trên.
Bài 2: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau và xác định hóa trị các nguyên tố trong các
phân tử đó: N2O3 ; Cl2O ; SO2 ; SO3 ; N2O5 ; HNO2 ; H2CO3 ; Cl2O3 ; HNO3 ; H3PO4.
Bài 3: Xác định số oxy hoá của C trong; CH4 CO2 CH3OH Na2CO3 Al4C3 CH2O C2H2 HCOOH C2H6O C2H4O2.
Bài tập tự luận
1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử canxi là 4s2. Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử canxi
thường cho 2e để tạo ra ion canxi. Hãy viết cấu hình electron của cation canxi và cho dự đoán về kiểu liên kết giữa
canxi với flo trong muối canxi florua?
2. Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử phi kim sau đây: O, Al, Ne. Từ các cấu hình đó hãy cho biết các
nguyên tử O, Al ; mỗi nguyên tử nhường hay nhận thêm mấy electron thì có cấu hình electron giống như của khí
hiếm Neon.
Hãy cho biết tại sao nguyên tử kim loại lại có khuynh hướng nhường electron để trở thành ion dương và nguyên tử
phi kim lại có khuynh hướng nhận electron để trở thành ion âm.
3. hãy viết công thức electron và công thức cấu tạo của các hợp chất : CH4, CO2, NaOH, Al2(SO4)3, H2SO4. Cho
biết tên các liên kết trong các hợp chất trên.
4. Hãy viết công thức cấu tạo của các hợp chất : CO2, C2H6, C3H8, HCHO. Hãy cho biết cộng hóa trị của cacbon
trong các hợp chất đó.
5. Sử dụng giá trị độ âm điện của các nguyên tố cho trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, xác định kiểu liên kết
trong phân tử các chất : N2, AgCl, HBr, NH3, H2O2.
6. Sắp xếp các phân tử theo chiều tăng dần độ phân cực của liên kết trong phân tử các chất sau: NH3 ; H2S ; H2O ;
H2Te ; CsCl ; CaS ; BaF2. ( sử dụng giá trị độ âm điện trong bảng tuần hoàn)
7. hãy giải thích vì sao độ âm điện của nitơ bằng 3,04 và clo bằng 3,16 ; không khác nhau đáng kể nhưng ở điều
kiện thường khả năng phản ứng của N2 kém hơn so với Cl2 ?
8. Nguyên tử của nguyên tố X có Z = 20, nguyên tử của nguyên tố Y có Z = 17. Viết cấu hình electron nguyên tử
của X và Y và hãy cho biết loại liên kết gì được tạo thành trong phân tử hợp chất của X và Y? Viết phương trình hóa
học của phản ứng để minh họa.
9. Cho 3g hỗn hợp X gồm một kim loại kiềm A và natri tác dụng với nước dư thu được dung dịch Y và khí Z. Dể
trung hòa dung dịch Y cần 0,2 mol HCl. Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy xác định nguyên tử khối và tên nguyên tố A.
Tổng hợp câu trắc nghiệm trong các đề thi
Câu 1: Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị là nguyên tử có:
A. Giá trị độ âm điện cao.
B. Nguyên tử khối lớn.
C. Năng lượng ion hóa thấp
D. Số hiệu nguyên tử nhỏ.
Câu 2: Khi tạo thành liên kết ion, nguyên tử nhường electron hóa trị để trở thành :
A. Ion dương có nhiều proton hơn .
B. Ion dương có số proton không thay đổi .
C. Ion âm có nhiều proton hơn .
D. Ion âm có số proton không thay đổi .
Câu 3: Liên kết trong kim loại đồng là liên kết :
A. Ion.
B. Cộng hóa trị có cực.
C. cộng hóa trị không cực.
D. Kim loại .
Câu 4: Liên kết hóa học trong NaCl được hình thành là do :
A. Hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh .
B. Obitan nguyên tử của Na và Cl xen phủ lẫn nhau .
C. Mỗi nguyên tử nhường hoặc thu electron để trở thành các ion trái dấu hú nhau.
D. Nguyên tử natri nhường 1 electron trở thành ion dương, nguyên tử clo nhận 1 electron trở thành ion âm, 2 ion
này hút nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo phân tử NaCl.
Câu 6: Khi Na và Cl tác dụng với nhau tạo hợp chất hóa học thì :
A. Năng lượng được giải phóng và tạo liên kết ion.
B. Năng lượng được giải phóng và tạo liên kết cộng hóa trị.
C. Năng lượng được hấp thụ và tạo liên kết ion.
D. Năng lượng được hấp thụ và tạo liên kết cộng hóa trị .
Vậy là chúng ta vừa tìm hiểu xong khá nhiều dạng bài tập về liên kết hóa học. Chi tiết hơn, các bạn có thể tải tài liệu về và làm thêm nhé. Để làm tốt các dạng toán về liên kết hóa học, cần phải nắm vững một số qui tắc hóa học cơ bản nhé..
Tham khảo thêm
- https://vi.wikipedia.org/wiki/Li%C3%AAn_k%E1%BA%BFt_h%C3%B3a_h%E1%BB%8Dc
- https://www.youtube.com/watch?v=MI4kalyAmLs
Xem thêm video
(Bài tập liên kết hóa học hay nhất)
Leave a Reply