Tóm tắt tài liệu
Tài liệu gồm 19 trang bao gồm các chuyên đề xoay quanh phần bài tập phản ứng oxi hóa khử. Ngoài ra, tài liệu còn tổng hợp một số điểm lý thuyết, phương pháp giải bài tập cùng ví dụ mẫu cực hay. Các bạn có thể tải tài liệu về để có thể xem chi tiết hơn nữa.
Định nghĩa
Là phản ứng hoá học trong đó có sự dịch chuyển electron giữa các chất phản ứng, hay phản ứng oxi hoá khử là phản ứng hoá học trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
Số oxi hóa
Điện tích của nguyên tử nguyên tố trong phân tử, nếu giả định liên kết giữa các nguyên tử là liên kết ion.
Xác định số oxi hoá
1.Trong hợp chất vô cơ: Bốn quy tắc cơ bản
2.Trong hợp chất hữu cơ: Tương tự hợp chất vô cơ
Xác định theo công thức phân tử như trong các hợp chất vô cơ, xác định được số oxi hoá trung bình của C hoặc
tổng số oxi hoá của C.
Điều kiện để phản ứng oxi hoá khử xảy ra và thứ tự các quá trình oxi hoá khử
Dựa vào dãy điện hoá
Li+K+Ba2+Ca2+Na+Mg2+AL3+Mn2+Zn2+Cr3+Fe2+Ni2+Sn2+Pb2+2H+Cu2+Fe3+Hg2+Ag+Au3+ Li K Ba Ca Na
Mg AL Mn Zn Cr Fe Ni Sn Pb H2 Cu Fe2+ Hg Ag Au
Quy tắc \[\alpha \]
Lập phương trình phản ứng oxi hoá khử theo phương pháp thăng bằng electron
Dạng đơn giản
Trong phản ứng có một chất oxi hoá, một chất khử rõ ràng
Phản ứng oxi hoá khử nội phân tử
- Phản ứng tự oxi hoá khử
- Các nguyên tử của cùng một nguyên tố từ cùng một số oxi hoá biến thành nhiều số oxi hoá khác nhau.
- Phản ứng oxi hoá khử phức tạp:
- Phản ứng có sự thay đổi số oxi hoá của nhiều hơn hai nguyên tử
- Phản ứng oxi hoá khử có hợp chất hữu cơ
- Phản ứng có chứa các ion( chú ý điện tích 2 vế )
- Một số chất oxi hoá thường gặp
- Lập phương trình phản ứng theo phương pháp cân bằng ion-electron
- Áp dụng chủ yếu cho trường hợp các phản ứng xảy ra trong dung dịch
- Thiết lập các phương trình phản ứng cho ở dạng ion
Các bước tiến hành
- Viết các nửa phản ứng ( oxi hoá và khử )
- Cân bằng các nửa phản ứng:
- Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố ở hai vế của các nửa phản ứng
Môi trường Axit: Vế nào thừa oxi thêm H+ tạo H2O, hay vế nào thiếu oxi thì thêm H2O tạo ra H+
Môi trường Bazơ : Vế nào thừa oxi thì thêm H2O tạo OH- hay vế nào thiếu oxi thì thêm OH- tạo H2O cân bằng số
nguyên tử H
Cân bằng số nguyên tử O
Cân bằng điện tích
Cân bằng electron : Tổng số electron cho = Tổng số electron nhận
Cộng các nửa phản ứng và hoàn thành
Bài tập áp dụng áp dụng phản ứng oxi hoá khử:
Yêu cầu chung
- Các bài toán liên quan tới phản ứng ox hoá khử
- Sử dụng phương trình hoặc các bán phản ứng
- Áp dụng định luật bảo toàn electron, kết hợp với một số bảo toàn khác
- Điều kiện và thứ tự các phản úng oxi hoá khử
Một số dạng bài tập
Kim loại hoặc hỗn hợp kim loại tác dụng với axit hoặc hỗn hợp axit HCl, H2SO4 loãng
VD1:
Cho 3,68 gam hỗn hợp Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được 2,24 lít khí H2 (ở
đktc). Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng.
VD2:
Hoà tan 14,6 gam hỗn hợp X gồm AL và Sn bằng dung dịch HCL(dư), thu được5,6 lit khí H2 (ở đktc). Tính thể tích
khí oxi(ở đktc) cần dùng để phản ứng hoàn toàn với hỗn hợp X.
VD3: Cho H2SO4 loãng dư td với 6,66g hỗn hợp 2 kim loại X và Y đều hóa trị II , người ta thu được 0,1 mol khí,
đồng thời khối lượng hh giảm 6,5g . Hòa tan phần còn lại bằng H2SO4 đặc nóng người ta thấy thoát ra 0,16g khí
SO2 . X và Y là những kim loại nào ?
VD4:
Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hoá trị không đổi. Chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau:
Hoà tan hết phần một trong dung dịch HCL được 2,128 lít H2.
Hoà tan hết phần hai trong dung dịch HNO3 được 1,792 lít khí NO duy nhất (đktc)
Xác định M và % khối lượng mỗi kim loại.
Kim loại hoặc hỗn hợp kim loại tác dụng với axit hoặc hỗn hợp axit HNO3 loãng hoặc đặc, H2O4 đặc
VD1:
Cho 6,72 gam Fe vào 400ml dung dịch HNO3 1M ,đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí NO ( sản phẩm
khử duy nhất) và dung dịch X. Tính số gam Cu tối đa bị hoà tan trong dung dịch X
VD2:
Cho 1,35 gam hỗn hợp Cu , Mg , Al tác dụng với HNO3 dư được 896 ml (ở đktc) hỗn hợp gồm NO và NO2 có M =
42. Tính tổng khối lượng muối nitrat sinh ra (khí ở đktc).
Kim loại tác dụng với nước, kim loại tác dụng với dung dịch kiềm
VD1:
Thực hiên hai thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho m gam hỗn hợp Ba và Al vào nước dư, thu được 0,896 lit khí(đktc) Thí nghiệm 2: Cũng cho m
gam hỗn hợp trên vào dung dịch NaOH dư thu được 2,24 lit khí(đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối
lương m
VD2:
Hoà tan 7,3 gam hỗn hợp X gồm kim loại Na và kim loại M(hoá trị không đổi) trong nước thu được dung dịch Y và
5,6 lit khí H2(đktc). Để trung hoà dung dịch Y cần dùng 100 ml dung dịch HCL 1M. Tính phần trăm về khối lượng
của kim loại M trong hỗn hợp. Kim loại tác dụng với dung dịch muối:
VD1:
Dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ. Lấy một lượng gồm 0,03 mol AL và 0,05 mol Fe cho vào
100ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm ba kim loại. Cho Y vào đung dịch HCL
dư thu được 0,007 gam H2. Tính nồng độ hai muối ban đầu.
Muối NO3- trong môi trường axit
Bài 1. Cho 19,2 gam Cu vào 500ml dd NaNO3 1M, sau đó thêm 500ml dd HCl 2M
a. Cu có tan hết hay không? Tính thể tích NO bay ra ở đktc.
b. Tính CM các ion trong dd A thu được sau PƯ.
c. PhảI thêm bao nhiêu lít dd NaOH 0,2M để kết tủa hết Cu2+ chứa trong dd A?
Phản ứng oxi hóa khử qua nhiều giai đoạn
Câu 1: Nung 8.4 gam Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m gam X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 . Hòa
tan m gam hh X bằng HNO3 dư, thu được 2.24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Tính giá trị m
Câu 6 Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu
được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối
khan. Tính giá trị của m.
Trắc nghiệm về phản ứng oxi hóa khử
Câu 1: Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhận 13 electron.
B. nhận 12 electron.
C. nhường 13 electron.
D. nhường 12 electron.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây luôn đúng:
A. Một chất có tính oxi hoá gặp một chất có tính khử, nhất thiết xảy ra phản ứng oxi hoá – khử.
B. Một chất hoặc chỉ có tính oxi hoá hoặc chỉ có tính khử.
C. Phản ứng có kim loại tham gia là phản ứng oxi hoá – khử.
D. Phi kim luôn là chất oxi hoá trong phản ứng oxi hoá – khử.
Câu 6: Lưu huỳnh trong SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với :
A. H2S, O2, nước Br2.
B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
C. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4.
D. dung dịch KOH, CaO, nước Br2.
Câu 11: Trong phản ứng oxi hóa – khử H2O có thể đóng vai trò là
A. chất khử.
B. chất oxi hóa.
C. môi trường.
D. cả A, B, C.
Câu 24: Trong các chất sau, chất nào luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản ứng oxi hóa – khử:
KMnO4, Fe2O3, I2, FeCl2, HNO3, H2S, SO2?
A. KMnO4, I2, HNO3.
B. KMnO4, Fe2O3, HNO3.
C. HNO3, H2S, SO2.
D. FeCl2, I2, HNO3.
Với tài liệu trên, mong rằng các em có thể nắm vững kiến thức của chương oxi hóa khử đặc biệt là phương pháp giải các bài tập phản ứng oxi hóa khử. Mong rằng các em sẽ ôn bài thật tốt và đạt điểm thật cao trong đề thi sắp tới của bản thân.
Tham khảo thêm
- https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94xy_h%C3%B3a_kh%E1%BB%AD
- https://www.youtube.com/watch?v=mTv64xp1HG0
Xem thêm video
(Bài tập phản ứng oxi hóa khử hay)
Leave a Reply