Phản ứng oxi hoá – khử là một trong những quá trình quan trọng nhất của thiên nhiên. Sự hô hấp, quá trình thực vật hấp thụ khí cacbonic giải phóng oxi, sự trao đổi chất và hàng loạt quá trình sinh học khá đều có cơ sở là phản ứng oxi hoá – khử. Sự đốt cháy nhiên liệu trong các động cơ, các quá trình điện phân, các phản ứng xảy ra trong pin, acquy đều bao gồm sự oxi hoá và sự khử. Trong Hóa học, phản ứng oxi hóa – khử rất quan trọng. Hiểu được điều đó, chúng tôi đã tổng hợp nên bộ tài liệu bài tập phản ứng oxi hóa khử lớp 10. Nào, chúng ta cùng tìm hiểu điều thú vị trong tài liệu này nhé!
Bài tập phản ứng oxi hóa khử lớp 10
I.Bài tập cơ bản
Bài 1 Cho các phản ứng hóa học dưới đây,phản ứng nào là phản ứng oxi hóa khử?
1) 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2
2) CO2 + Ca(OH)2 –> CaCO3 + H2O
3) 2Ag + 2H2SO4đ –> Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
5) ZnO + 2HCl ->ZnCl2 + H2O
Bài 3 Hãy giải thích vì sao
a. NH3 chỉ thể hiện tính khử?
b. S vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử?
c. H2SO4 chỉ thể hiện tính oxi hóa?
Cho thí dụ minh hoạ đối với mỗi tr
Bài 4 Cho dãy sau: Fe2+,Cu2+,Fe,Cu,Fe3+
Biết rằng, theo chiều từ trái sang phải tính oxi hóa tăng dần và tính khử giảm dần. Hỏi:
a. Fe có thể tan trong dung dịch FeCl thể tan trong dung dịch FeCl3 và dung dịch CuCl2 được không?
b. Cu có thể tan trong dung dịch F có thể tan trong dung dịch FeCl2 và dung dịch FeCl3 được không?
Bài 5 Xác định số oxi hóa
a. HCl, Cl2, HClO, HClO2, HClO3, HClO4
b. NH3, N2, N2O, NO, N2O3, NO2, N2O5
c. KMnO4, K2MnO4, MnO2, MnSO4, Mn
d. C, CO2, Na2CO3, CO, Al4C3, CaC2, CH2O
Hãy nhận xét về số oxi hóa của một nguyên tố?
Bài 6 Cho 19,2 g Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3. Tất cả lượng khí NO sinh ra đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước cùng với dòng khí oxi để chuyển hết thành HNO3. Tính thể tích oxi (đktc) đã tham gia vào quá trình trên.
Bài 10 Điện phân dung dịch chứa 0,02 mol FeSO4 và 0,06mol HCl với dòng điện 1,34 A trong 2 giờ(điệncực trơ, có màng ngăn). Tính khối lượng kim loại thoát ra ở katot và thể tích khí thoát ra ở anot (đktc). Bỏ qua sự hòa tan của clo trong nước và hiệu suất điện phân là 100%.
II. Bài tập tự luyện
Bài 27 Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp FeS2, Fe3O4, FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch A và hỗn hợp khí B gồm NO2, CO2. Cho dung dịch A tác dụng với BaCl2 thấy xuất hiện kết tủa trắng. Hấp thụ toàn bộ hỗn hợp khí B và dung dịch NaOH dư. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Bài 28 Dẫn luồng khí H2 dư qua bình đựng hỗn hợp Fe3O4 và CuO, thu được chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng được dung dịch Y và khí Z duy nhất. Khí Z có khả năng làm mất màu dung dịch Br2. Viết các phương trình hóa học xảy ra.
Bài 29 Cho từ từ khí CO qua ống sứ đựng CuO nung nóng. Khí ra khỏi ống được hấp thụ hoàn toàn vào nước vôi trong dư thu được kết tủa B, chất rắn còn lại trong ống vào dung dịch HNO3 loãng dư thu đựoc khí NO và dung dịch C. Cho dung dịch NaOH dư và dung dịch C thu được kết tủa D. Nung D tới khối lượng không đổi thu được chất rắn E. Xác định các chất và viết phương trình hóa học xảy ra.
Bài 30 Hãy giải thích vì sao:
a) HNO3 chỉ có tính oxi hóa ?
b) Zn chỉ có tính khử?
c) SO2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử? Cho thí dụ minh hoạ.
III.Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Hòa tan hoàn toàn 2,4g kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít khí N2 duy nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 0,672 lít
B.6,72lít
C.0,448 lít
D.4,48 lít
Câu 2. Cho amoniac NH3 tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao có xúc tác thích hợp sinh ra nitơ oxit NO và nước.
Phương trình hoá học là
4NH3 + 5O2 -> 4NO + 6H2O
Trong phản ứng trên, NH3 đóng vai trò
A. là chất oxi hoá.
B. là chất khử.
C. là một bazơ.
D. là một axit.
Câu 3. Cho phương trình hóa học phản ứng khử hợp chất Fe(II) bằng oxi không khí 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O -> 4Fe(OH)3. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Fe(OH)2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
B. Fe(OH)2 là chất khử, O2 là chất oxi hoá.
C. O2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
D. Fe(OH)2 là chất khử, O2 và H2O là chất oxi hoá.
Câu 9 Trong môi trường H2SO4, dung dịch nào làm mất màu KMnO4?
A. FeCl3
B. CuCl2
C. ZnCl2
D. FeSO4
Câu 11 Phản ứng oxi hoá – khử xảy ra theo chiều tạo chất nào sau đây?
A. Chất kết tủa
B. Chất ít điện li
C. Chất oxi hoá mới và chất khử mới
D. Chất oxi hoá yếu hơn và chất khử yếu hơn
IV.Đáp án và hướng dẫn giải bài tập
Bài 5 Hướng dẫn:
Số oxi hóa của các nguyên tố Cl, N, Mn, C lần lượt là:
a) -1, 0, +1, +3, +5, +7
b) -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5
c) +7, +6, +4, +2, 0
d) 0, +4, +4, +2, – 4, -1, 0
Nhận xét: Số oxi hóa của clo là các số lẻ 1, 3, 5, 7.
Bài 6 Hướng dẫn:
Cách giải 1: Tính theo phương trình
3Cu + 8HNO3 –> 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (1)
2NO + O2 2 NO2 (2)
4NO2 + 2 H2O + O2 4HNO3 (3)
VO2= 22,4(0,1 + 0,05) = 3,36 lit
2.Bài tập trắc nghiệm tổng hợp
Câu 4: Trong phản ứng: KClO3 + 6HBr → KCl + 3Br2 + 3H2O thì HBr
A. vừa là chất oxi hoá, vừa là môi trường
B. là chất khử
C. vừa là chất khử, vừa là môi trường
D. là chất oxi hoá
Câu 5: Trong phản ứng: 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O. Số phân tử HNO3 đóng vai trò chất oxi hoá là:
A. 8
B. 6
C. 4
D. 2
Câu 6: Khi tham gia vào các phản ứng hoá học, nguyên tử kim loại
A. bị khử
B. bị oxi hoá
C. cho proton
D. nhận proton
Dùng cho các câu 11, 12: Cho 7,8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng vừa đủ với 5,6 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm Cl2 và O2 thu được 19,7 gam hỗn hợp Z gồm 4 chất.
Câu 11: Phần trăm thể tích của oxi trong Y là
A. 40% B. 50% C. 60% D. 70%
Câu 12: Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A. 30,77% B. 69,23% C. 34,62% D. 65,38%
Câu 13: Chia 22,0 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với O2 thu được 15,8 gam hỗn hợp 3 oxit. Phần 2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 6,72
B. 3,36
C. 13,44
D. 8,96
Dùng cho câu 14, 15: Chia 29,8 gam hỗn hợp X gồm Mg, Na, K và Ca thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng thu được 1,568 lít khí N2 duy nhất (đktc) và dung dịch chứa x gam muối chứa (không chứa NH4NO3). Phần 2 tác dụng hoàn toàn với oxi thu được y gam hỗn hợp 4 oxit.
Câu 17: Giá trị của y là
A. 7,2
B. 5,4
C. 9,0
D. 10,8
Câu 18: Giá trị của V là
A. 10,08
B. 31,36
C. 15,68
D. 13,44
Câu 19: Giá trị của a là
A. 62,4
B. 51,2
C. 58,6
D. 73,4
Câu 29(B-07): Trong phản ứng đốt cháy CuFeS2 tạo ra sản phẩm CuO, Fe2O3 và SO2 thì một phân tử CuFeS2 sẽ
A. nhường 12e
B. nhận 13e
C. nhận 12e
D. nhường 13e
Câu 30: Trong phản ứng: FexOy + HNO3 → Fe(NO3)3 + N2 + H2O thì một phân tử FexOy sẽ
A. nhường (2y – 3x) electron
B. nhận (3x – 2y) electron
C. nhường (3x – 2y) electron
D. nhận (2y – 3x) electron
3.Trắc nghiệm lý thuyết oxi hóa – khử
Câu 27. Trong các loại phản ứng dưới đây, loại phản ứng nào luôn là phản ứng oxi hoá −
khử?
A. Phản ứng hoá hợp. B. Phản ứng phân huỷ.
C. Phản ứng thuỷ phân. D. Phản ứng thế.
Câu 28. Trong các phản ứng hóa học, SO2 có thể là chất oxi hoá hoặc chất khử vì
A. lưu huỳnh trong SO2 đã đạt số oxi hóa cao nhất.
B. SO2 là oxit axit.
C. lưu huỳnh trong SO2 có số oxi hóa trung gian.
D. SO2 tan được trong nước.
Câu 29. Cho phản ứng : As2O3 + HNO3 + H2O H3AsO4 + H2SO4 + NO.
Trong phản ứng này H2O đóng vai trò là
A. chất bị oxi hoá.
B. chất bị khử.
C. môi trường phản ứng.
D. vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa.
Câu 30. Hãy chọn phương án đúng.
Đồng có thể tác dụng với
A. dung dịch muối sắt (II) tạo thành muối đồng (II) và giải phóng sắt.
B. dung dịch muối sắt (III) tạo thành muối đồng (II) và giải phóng sắt.
C. dung dịch muối sắt (III) tạo thành muối đồng (II) và muối sắt (II).
D. không thể tác dụng với dung dịch muối sắt (III).
4. Bài tập tính toán phản ứng oxi hóa khử
Câu 1: Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam kim loại Mg vào dung dịch HNO3 loãng, giả sử chỉ thu được V lít
khí N2 duy nhất (đktc). Giá trị của V là
A. 0,672 lít. B. 6,72lít. C. 0,448 lít. D. 4,48 lít.
Câu 2: Cho m gam Cu phản ứng hết với dung dịch HNO3 thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối đối với H2 là 19. Giá trị của m là
A. 25,6 gam. B. 16 gam. C. 2,56 gam. D. 8 gam.
Câu 3: Hòa tan 4,59 gam Al bằng dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí NO và N2O có tỉ khối hơi đối với hiđro bằng 16,75. Thể tích NO và N2O thu được ở đktc là:
A. 2,24 lít và 6,72 lít. B. 2,016 lít và 0,672 lít.
C. 0,672 lít và 2,016 lít. D. 1,972 lít và 0,448 lít.
Câu 4: Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thì thấy thoát ra 11,2 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm 3 khí N2, NO, N2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 2:1:2. Giá trị m là bao nhiêu ?
A. 27 gam. B. 16,8 gam. C. 35,1 gam. D. 53,1 gam.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 97,98. B. 106,38. C. 38,34. D. 34,08.
Câu 6: Chia hỗn hợp gồm Mg và MgO thành 2 phần bằng nhau:
– Phần 1: Cho tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 3,136 lít H2 (đktc), dung dịch sau phản ứng chứa 14,25 gam muối
– Phần 2: Cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu dược 0,448 lít khí X nguyên chất (đktc). Cô cạn cẩn thận và làm khô dung dịch sau phản ứng thu được 23 gam muối. Công thức phân tử của khí X là:
A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO.
Câu 7: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí (đktc) NxOy (sản phẩm khử duy nhất) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là
A. N2O và Fe. B. NO2 và Al. C. N2O và Al. D. NO và Mg.
Câu 50: Cho hỗn hợp X (dạng bột) gồm 0,01 mol Al và 0,025 mol Fe tác dụng với 400 ml dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 0,05M và AgNO3 0,125M. Kết thúc phản ứng, lọc kết tủa cho nước lọc tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 2,740 gam. B. 35,2 gam. C. 3,52 gam. D. 3,165 gam.
Vậy là chúng ta đã cùng nhau đọc qua 39 trang tài liệu bài tập phản ứng oxi hóa khử lớp 10 với đầy đủ các phân dạng cũng như có bài giải cụ thể. Có thể nói đây là một tài liệu hay và đầy đủ nhất về phản ứng oxi hóa – khử lớp 10, các bạn hãy tải nó về, in ra và học nhé. Và đừng quên theo dõi chúng tôi để có thật nhiều tài liệu hay và hữu ích. Chúc các bạn học tốt.
Leave a Reply